2 bé gái sinh đôi ăn thịt cóc, 1 bé tử vong
Tự làm thịt cóc, 2 chị em sinh đôi ngộ độc nặng
Kho Hồi sức tích cực, BV Nhi TƯ đang điều trị cho bệnh nhi Nguyễn Thị Mây (11 tuổi, Hoà Bình) bị ngộ độc nặng do ăn thịt cóc. Chị gái sinh đôi của bé do ăn nhiều và ngộ độc nặng hơn nên đã không qua khỏi.
Theo lời kể của gia đình, bố mẹ đi làm ăn xa, 2 chị em Mây ở cùng bà ngoại. Tối ngày 30/5, 2 chị em rủ nhau đi bắt cua và bắt được 1 con cóc rồi mang về tự nấu ăn.

Bé Mây đang được điều trị tại khoa Hồi sức tích cực, BV Nhi TƯ
Sau khi ăn khoảng 2 giờ, cả 2 chị em cùng có biểu hiện nôn liên tục, li bì, được gia đình chuyển ngay đến BV huyện rồi BV đa khoa tỉnh nhưng chị của Mây đã tử vong.
Ngày 31/5, Mây được chuyển xuống BV Nhi TƯ để tiếp tục theo dõi và điều trị trong tình trạng rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp, chân tay lạnh, nôn nhiều, li bì.
Bác sĩ xác định bệnh nhi bị ngộ độc do ăn thịt cóc có biến chứng rối loạn nhịp tim. Sau 3 ngày điều trị, sức khoẻ của bé bắt đầu có chuyển biến.
TS Lê Ngọc Duy, Phó Trưởng khoa Cấp cứu chống độc, BV Nhi TƯ cho biết, thịt cóc chứa nhiều đạm và kẽm, thường được người dân chế biến cho trẻ ăn, hy vọng chữa lành bệnh còi xương, suy dinh dưỡng.
Bản thân thịt cóc không chứa độc tố, tuy nhiên nhiều bộ phận khác của cóc có độc tố chết người như tetrodotoxin.
Nọc cóc chứa rất nhiều chất độc, có thể tiết qua hạch bạch huyết, truyền đi các khắp các bộ phận như gan trứng, da, mủ, mắt và hạch thần kinh (dọc 2 sống lưng), trong đó có chất bufotenin – một chất cực độc, dễ gây chết người, chế biến ở nhiệt độ cao cũng khó bị phân hủy, nếu sơ chế thịt cóc sai quy trình có thể dẫn tới ngộ độc, thậm chí tử vong.
Trẻ bị ngộ độc tùy từng mức độ có thể thấy mệt mỏi, buồn nôn, nôn, nhức các chi, nặng hơn là rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, hoảng hốt, co giật, ngừng thở, ngừng tim nếu không được cấp cứu kịp thời.
Do đó TS Duy khuyến cáo các gia đình không nên ăn thịt cóc. Bên cạnh đó, cóc rất bẩn, có nhiều giun sán, ký sinh trùng…
Nếu muốn dùng thịt cóc, tuyệt đối không ăn nội tạng, trứng cóc. Khi chế biến phải để thịt cóc sạch sẽ, không bị da, nhựa… dính vào.
Khi gặp người bị ngộ độc thịt cóc, cần nhanh chóng gây nôn để loại bỏ tối đa độc tố trong cơ thể và nhanh chóng chuyển đến các cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Giãn mao mạch: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Giãn mao mạch là một vấn đề phổ biến không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm suy giảm sức khỏe làn da và chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch là gì và phương pháp điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm -
Trị giãn mao mạch tại hệ thống Phòng khám OHIO được cấp phép của Sở Y tế
Việc ứng dụng Laser công nghệ cao trong điều trị giãn mao mạch đảm bảo an toàn và hiệu quả, theo quy định của Luật chỉ được thực hiện tại các Phòng khám Chuyên khoa da liễu được cấp phép hoặc bệnh viện.March 25 at 7:50 pm -
Nguyên nhân gây giãn mao mạch ở chân đùi
Giãn mao mạch ở chân đùi không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe tĩnh mạch của bạn. Tình trạng này phổ biến hơn ở phụ nữ và có thể tiến triển nặng hơn nếu không được can thiệp kịp thời. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch ở chân đùi là gì và phương pháp nào giúp điều trị hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm -
Trị giãn mao mạch uy tín tại Sài Gòn: Chọn Phòng khám da liễu OHIO
Giãn mao mạch nếu không điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Để đảm bảo quá trình điều trị hiệu quả, an toàn, việc lựa chọn một cơ sở y tế uy tín, được cấp phép đảm bảo các điều kiện về chuyên môn của bác sĩ, cơ sở vật chất, máy móc công nghệ, quy trình điều trị đảm bảo tính an toàn về chuyên môn được cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định và cấp phép.March 25 at 7:50 pm