34 bài thuốc quý từ đậu đen

Đậu đen không chỉ là thực phẩm giàu dinh dưỡng cho con người mà còn là một vị thuốc quý. Đông y ghi nhận có tới hàng chục bài thuốc khác nhau từ đậu đen.
31/05/2022 11:50

1. Chữa suy thận giai đoạn 4

- Lấy 1 nắm đậu đen xanh lòng sao vàng, 1 nắm thân và lá cây cỏ mực. 2 thứ đem đi nấu nước uống hàng ngày đến khi hết bệnh

2. Giải độc

- Trong đậu đen có chữa chất Molypdenum có tác dụng khử độc Sulfites (hoạt chất có trong thịt lợn, gà, vịt ăn cám cò gây nhức đầu, tăng nhịp tim, giảm tập trung).

- Chỉ cần dùng 1 nắm đỗ đen giã nhỏ rồi đun với 200ml nước trong 15 phút. Uống nước này sẽ giúp lọc sạch độc tố sufites trong cơ thể. Tháng nên dùng 1 lần để cơ thể khỏe mạnh.

Dau-den-co-may-loai-phan-biet-dau-den-xanh-long-va-trang-long-1-1200x676

(Ảnh minh họa)

3. Tiểu đường

- Cách 1: Dùng Ðậu đen, Thiên hoa phấn, hai vị bằng nhau, tán nhỏ làm viên uống với nước sắc đậu đen trong 1-2 tháng là hiệu quả.

- Cách 2: Lấy đậu đen tán nhỏ cho vào một cái túi mật bò, phơi trong bóng râm đủ 100 ngày tán thành viên to chừng 2g. Mỗi ngày uống 1 viên, uống hết số đó sẽ có tác dụng.

4. Chữa bệnh Gout

- Lấy 50g đậu đen rang cháy xém rồi sắc với 3 chén nước tới khi còn 1 chén. Dùng nước này vào buổi sáng sớm khi mới ngủ dậy liên tục trong 15-20 ngày. Không những trị gout mà còn giảm mỡ máu.

5. Kiềm chế bệnh ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú

- Đậu đen + đỗ xanh + hạt sen tỷ lệ bằng nhau, phơi khô nghiền nhỏ, mỗi ngày hòa hai thìa hỗn hợp này với nước ấm uống. Có thể thêm chút đường cho dễ uống.

6. Chữa táo bón, tiểu rắt

- Lấy đậu đen rang chín, tỏi đập dập. Cho vào nồi ninh nhừ, uống vào sáng sớm.

7. Trị đau nhức xương khớp

- Sao vàng đỗ đen ngâm với rượu, cứ 2 ngày uống 1 chén.

8. Chữa thoát vị đĩa đệm

Bài thuốc uống:

- 50g đậu đen

- 30g cỏ tranh

Cho vào ấm sắc với 3 bát nước tới khi còn 1 bát, uống sau bữa ăn khi thuốc còn ấm. Ngày sắc và uống 2 lần, mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc đắp:

Giã nhỏ đậu đen + gừng tươi xào nóng với rượu trắng rồi đắp lên vùng lưng bị thoát vị sẽ giúp giảm đau nhanh chóng.

9. Trị thoái hóa cột sống cổ, lưng

- Đậu đen 100g, 1 cái đuôi bò/đuôi lợn. Hầm nhừ các nguyên liệu trên và nêm nếm gia vị vừa ăn. Bạn nên ăn món này 2-3 lần/tuần sẽ giúp giảm đau, làm chậm quá trình thoái hóa cột sống.

10. Trị râu tóc bạc sớm

- Lấy hà thủ ô và đậu đen chưng cách thủy trong vòng từ 2-3 tiếng mà dùng.

11. Chữa mất ngủ

- Đỗ đen, rượu trắng. Trộn 2 nguyên liệu với tỷ lệ 3 phần đậu đen, 5 phần rượu. Đậy kín ngâm trong 7 ngày rồi lấy ra uống một chén nhỏ mỗi tối trước khi đi ngủ.

12. Bài thuốc giúp sáng mắt, bổ tim

- Dùng 49 hạt đậu đen xanh lòng hạt còn mới, mẩy, không hỏng. rửa sạch rồi ngâm trong nước sôi để nguội với vài hạt muối ăn (người cao huyết áp thì không cho muối). Ngâm qua đêm hoặc ít nhất vài tiếng. Sáng dậy rửa mặt đánh răng xong uống hết 49 hạt này cùng nước ngâm đó.

- Nếu không đủ nước có thể cho thêm nước lọc, lưu ý uống nuốt nguyên hạt chứ không được nhai. Dùng hết 1 tháng sẽ thấy khỏe hẳn.

13. Trị đau bụng dữ dội

- Lấy 50g đậu đen sao cháy sắc với nước rồi hòa thêm 1 chút rượu uống.

14. Bỗng dưng đau nhói lưng sườn

- Lấy 200g đỗ đen rang vàng ngâm với rượu uống dần.

15. Giải rượu

- Lấy 100g đậu đen nấu thành nước, hòa thêm muối rồi cho uống.

16. Trị ngộ độc

- Lấy đỗ đen tán nhỏ rồi ngâm với rượu, vắt lấy 500ml chia ra uống nhiều lần trong ngày.

17. Chữa ho khạc ra máu

- Lấy 1 vốc đậu đen, 2 quả ô mai, 2 cành tử tô sắc với 3 bát nước cho còn 3/5, giã gừng sống vắt lấy nước khoảng 1 chén. Hòa 2 dung dịch này lại, chia uống nhiều lần sau bữa ăn.

18. Chữa trĩ ra máu

- Lấy bổ kết sắc lấy nước tẩm một lúc vào đậu đen xanh lòng, mang đậu đen sao vàng, xát bỏ vỏ, tán bột, dùng nước mỡ lợn trộn đều viên bằng hạt ngô.

- Mỗi lần lấy 30 viên uống cùng với nước gạo nóng. Cách này rất hiệu quả, kể cả người bị nặng, lâu năm cũng có thể áp dụng.

19. Trị tiêu chảy phân đen

- Lấy 1 vốc đậu đen nghiền sống, mang hòa với nước uống.

20. Làm mát gan thận

- Lấy 80g đỗ đen, 1 quả lê và 30g đường phèn sắc nước uống hàng ngày.

21. Chữa cơ thể suy nhược

- Mỗi ngày lấy 30g đậu đen nấu chè với đại táo ăn. Liên tục 3-4 ngày.

22. Trị thận yếu, tai ù

- Kiếm con cá chép làm sạch mang chiên hoặc nướng, 40g đậu đen ngâm vài giờ. Cho cả 2 nguyên liệu vào nấu, khi sôi để lửa nhỏ cho đậu nhừ, thêm gừng, tỏi và gia vị cho vừa ăn.

23. Trị bí tiểu

- Lấy 1 củ tỏi bỏ vỏ đập dập rồi nấu với nửa chén đỗ đen, khi sôi nhỏ lửa cho đậu nhừ, nêm ít đường cho vừa miệng rồi ăn. Mỗi ngày dùng lúc sáng sớm cho hiệu quả.

24. Chữa viêm xương khớp

- Kiếm 1 quả dừa xiêm không quá già, vạt phần đầu, cho đậu đen vào, đậy nắp kín, mang chưng cách thủy vài tiếng cho đậu nhừ. Lấy ra ăn cả cái và nước, mỗi tháng 1-2 lần.

25. Bồi bổ phụ nữ sau sinh

- 50 đậu đen, 1 con gà ác. Hầm nhừ ăn cả nước và cái. Mỗi tuần 2 lần giúp nhanh lấy lại sức.

26. Chữa di tinh, liệt dương

- Đỗ đen 5g. Hà thủ ô: 30g. Đun sôi với lửa nhỏ trong 1 tiếng rồi lấy nước uống. Dùng liên tục trong 20 ngày sẽ thấy kết quả vô cùng bất ngờ.

27. Chứng rối loạn tiền đình gây chóng mặt

- Đậu đen 30g

- Ngải cứu 40g

- Trứng gà 1 quả

Luộc 3 vị cho tới khi trứng chín. Ăn trứng, uống nước sắc. Làm như vậy trong 15 ngày sẽ thấy mọi triệu chứng tiền đình đều tan biến.

28. Trị hoa mắt, nhức đầu hay chảy nước mắt

- Đậu đen 30g

- Hoa cúc vàng 10g

Nấu canh lấy nước uống mỗi ngày. Dùng từ 5-10 ngày thì dừng.

29. Cận thị

- Đậu đen 100g

- Mè đen 100g

Sao khô, tán bột, trộn đều. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê (8g). Uống lâu ngày sẽ cải thiện thị lực.

30. Ra mồ hôi trộm

- Đậu đen 60g

- Hoàng kỳ 30g

Sắc uống trong ngày. Liên tục 1 tuần thì khỏi

31. Viêm da lở loét

Đậu đen 30g, cam thảo sống 9g, sắc uống.

32. Tiểu ra máu

- Đậu đen 30g

- Đậu xanh 30g

- Rễ cỏ tranh 30g

Sắc uống liên tục 10 ngày là hết hẳn.

33. Chữa phong thấp, gân co gối nhức

- Đậu đen ngâm nước, ủ cho mộng dài từ 2 - 3cm rồi phơi khô, dùng 1 thăng rồi cho nửa lạng giấm vào trộn đều, sao vàng tán nhỏ. Mỗi lần uống 1 muỗng nhỏ với rượu trước khi ăn, ngày uống 2 – 3 lần, tác dụng rất hay.

* Lưu ý: Những trường hợp kiêng kỵ với đậu đen

1. Người bị tiêu chảy, chân tay lạnh, viêm loét dạ dày, hoành tá tràng: Không nên uống quá nhiều nước đỗ đen vì có thể khiến bệnh nặng hơn.

2. Người đang sử dụng các thực phẩm chứa canxi, kẽm, sắt: Vì phytate có trong đỗ đen có tác dụng làm giảm hấp thụ các vi chất này.

3. Không uống lúc quá đói: Có thể gây ra choáng váng, say, dị ứng, làm ảnh hưởng tới dạ dày.

4. Người đang dùng thuốc đông y: Nên hạn chế để công tác điều trị hiện tại được tốt hơn.

Theo Tạp chí Y học

comment Bình luận

largeer