4 cách điều trị nổi mề đay bằng lá tía tô

Lá tía tô ngoài tác dụng làm rau thơm còn được dân gian sử dụng để chữa nhiều bệnh, trong đó có bệnh nổi mề đay.
13/03/2023 14:45

Tác dụng của lá tía tô trong điều trị mề đay

Cây tía tô được biết đến với tên khoa học là Perilla frutescens Lamiaceae, một loại cỏ có chiều cao trung bình khoảng 0,5 – 1m, thân dáng thẳng và có chứa nhiều lông mềm bám xung quanh. Lá tía tô mọc đối chéo nhau, đầu nhọn và mép hình răng cưa. Cây có hoa màu trắng hoặc tím nhạt thường mọc ở kẽ lá hay trên đầu cành, quả màu nâu nhạt kích thước khá nhỏ.

Tía tô có nhiều loại khác nhau như tía tô màu tím, màu lục hoặc màu đỏ. Trong đó, tía tô màu đỏ là có giá trị dược liệu tốt nhất. Người dân thường dùng lá, cành, hạt tía tô dạng tươi hay phơi khô để làm thuốc chữa bệnh.

Empty

Cách điều trị nổi mề đay bằng lá tía tô 

Phân tích thành phần hóa học của lá tía tô chứa 0,2% tinh dầu và các hợp chất như hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan. Những chất này có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, ngăn chặn phản ứng dị ứng trong cơ thể. Ngoài ra, cứ 100g lá tía tô lại cung cấp đến 43% nhu cầu vitamin C hàng ngày của cơ thể, tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy tổn thương nhanh bình phục. Chính vì vậy mà dân gian có cách điều trị nổi mề đay bằng lá tía tô.

Tuy nhiên, là tía tô cũng như nhiều mẹo dân gian khác chỉ có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng, không thể điều trị bệnh triệt để được. Nguyên nhân là do dược tính thấp chưa đủ khả năng tác động sâu rộng loại bỏ được gốc rễ mề đay. Trong quá trình áp dụng người bệnh cần lưu ý thực hiện đúng cách để tránh nguy cơ bội nhiễm da hoặc khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Để điều trị mề đay hiệu quả, ngăn tái phát, người bệnh nên sử dụng các bài thuốc thảo dược kết hợp đã được nghiên cứu.

4 cách điều trị nổi mề đay bằng lá tía tô 

Trong dân gian lưu truyền nhiều cách chữa mề đay bằng lá tía tô, tuy nhiên được áp dụng phổ biến nhất vẫn là các phương pháp sau:

1. Uống nước sắc lá tía tô trị mề đay

– Nguyên liệu: Lá tía tô tươi khoảng 60g

– Các bước thực hiện:

Empty

Uống nước sắc lá tía tô trị mề đay

Bước 1: Lấy 60g tía tô còn tươi, rửa cho sạch hết đất cát và bụi bẩn, ngâm lá tía tô trong nước muối pha loãng 15-20 phút.

Bước 2: Xay nhuyễn lá tía tô, cho vào nồi nấu cùng 200ml nước, đun sôi 3-5 phút.

Bước 3: Khi nước lá tía tô nguội, bạn chắt lấy nước chia 1-2 lần uống trong ngày. Dừng phần bã lá tía tô chà nhẹ lên khu vực da bị nổi mề đay để trong 15-30 phút và rửa lại da bằng nước ấm.

Thực hiện mỗi ngà 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.

2. Chữa mề đay bằng lá tía tô kết hợp với gừng

– Nguyên liệu: Lá tía tô: 50g, Gừng tươi: 1 củ nhỏ.

– Các bước thực hiện:

Bước 1: Lá tía tô đem rửa sạch và ngâm trong nước muối, sau đó để ráo nước. Gừng rửa sạch, thái thành nhiều lát mỏng, không cần cạo vỏ.

Bước 2: Vò nát lá tía tô rồi cho vào ly nước sôi hãm chung với gừng. Đậy nắp kín lại 10 phút để các hoạt chất có trong hai thành phần trên hòa tan hết trong nước.

Bước 3: Vớt bã ra, đợi cho trà nguội bớt rồi uống 1 ly mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng mề đay.

**Lưu ý: Người đang bị nóng trong, táo bón không nên dùng gừng.

3. Thoa nước lá tía tô và muối trực tiếp lên vết mề đay

Empty

Thoa nước lá tía tô và muối trực tiếp lên vết mề đay

– Nguyên liệu: Lá tía tô còn tươi ngon: 50g, muối ăn: 1 thìa cà phê, vải sạch dùng để lọc hỗn hợp

– Các bước thực hiện:

Bước 1: Tương tự như những cách trên, bạn rửa sạch lá tía tô rồi để ráo nước

Bước 2: Cho lá tía tô vào cối cùng với muối ăn, giã thật nát

Bước 3: Đổ hỗn hợp vào miếng vải sạch, vắt lấy nước cốt

Bước 4: Dùng bông gòn thấm nước lá tía tô thoa nhẹ lên khu vực ảnh hưởng

Áp dụng 1 lần/ ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ, lưu lại hỗn hợp trên da qua đêm và sáng hôm sau hãy làm sạch da bằng nước ấm.

4. Chườm nóng da với lá tía tô

– Nguyên liệu: Lá tía tô: 60g, 1 cái túi vải sạch

– Các bước thực hiện:

Bước 1: Lá tía tô sau khi rửa sạch bạn đem cắt khúc ngắn

Bước 2: Cho chảo lên bếp, trút hết lá tía tô vào sao cho nóng

Bước 3: Khi lá tía tô đã đủ độ nóng, bạn cho vào trong túi vải và áp lên vùng da có mề đay

Bước 4: Để như vậy cho đến khi lá tía tô nguội

Mỗi khi các nốt mề đay nổi lên gây ngứa ngáy, bạn có thể chườm lá tía tô 2-3 lần/ ngày để dễ chịu hơn. Khi thực hiện lưu ý canh thời gian sao lá tía tô để nó không quá nóng sẽ gây bỏng da.

Lưu ý cần nhớ khi chữa mề đay bằng lá tía tô

Trước khi áp dụng điều trị mề đay bằng lá tía tô, người bệnh nên lưu ý 1 số vấn đề về mức độ hiệu quả và an toàn của cách chữa này.

- Cách trị mề đay bằng lá tía tô tuy được áp dụng trong dân gian từ lâu nhưng hiệu quả thật sự của nó vẫn chưa được kiểm chứng qua nghiên cứu khoa học. Thông thường dân gian chỉ xem đây là cách để giảm nhẹ triệu chứng tạm thời. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.

- Một số người có thể bị dị ứng với lá tía tô. Trước khi áp dụng trên diện rộng, bạn nên thoa thử một ít nước lá tía tô lên vùng da nhỏ. Chờ sau 24 tiếng nếu không thấy phản ứng gì xấu mới thoa lên khu vực bị ảnh hưởng hoặc dùng theo đường uống.

- Hãy đảm bảo nguồn nguyên liệu bạn sử dụng là sạch. Việc sử dụng tía tô có lẫn hóa chất làm gia tăng nguy cơ bội nhiễm da nguy hiểm.

- Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện cách này ở những đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ.

Trong thời gian trị mề đay bằng lá tía tô tại nhà, nếu bệnh tình vẫn tiếp tục diễn tiến theo chiều hướng xấu thì bạn nên tới các bệnh viện chuyên khoa da liễu khám để được điều trị hiệu quả hơn. Tránh dùng uống nước lá tía tô trong thời gian dài gây táo bón, chán ăn, thay đổi màu sắc nước tiểu cùng nhiều tác dụng phụ không tốt khác.

Theo Thuốc Dân tộc

comment Bình luận

largeer