5 bài tập hỗ trợ điều trị viêm cân gan bàn chân

Viêm cân gan chân (plantar fasciitis) là một tình trạng giới hạn chức năng vận động của bàn chân có ảnh hưởng đến hơn 1 triệu người/năm. Trong đó có khoảng 2/3 bệnh nhân trong số đó cần phải nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ. Những trường hợp còn lại, bệnh nhân sẽ được áp dụng bài tập giúp hỗ trợ điều trị viêm cân gan bàn chân tại nhà và có sự theo sát của chuyên viên.
09/10/2022 10:51

5 bài tập hỗ trợ điều trị viêm cân gan bàn chân

Masland – BS. Chỉnh hình bệnh viện Podiatric Consultant to Spenco Medical Corporation, Waco, TX, USA cho rằng “Mọi tác động nào có tính lặp đi lặp lại nhiều lần là nguyên nhân gây ra tình trạng căng thẳng cho bàn chân có thể dẫn đến viêm cân gan chân.” Cụ thể là thay đổi đột ngột của cơ thể như chạy nhảy, béo phì là những nguy cơ tiềm ẩn gây tác động lên cơ bàn chân của bạn.

Ngoài việc điều trị nội khoa, bệnh nhân viêm cân gan bàn chân có thể tham khảo và áp dụng một số bài tập hỗ trợ điều trị tại nhà vô cùng đơn giản. Các bài tập trị liệu kéo căng cơ, co giãn gân được xem là một phần của chương trình điều trị rất thiết yếu. Bài tập cũng khá phù hợp với những người thường xuyên vận động hoặc muốn nâng cao sức khỏe bàn chân.

bai-tap-ho-tro-dieu-tri-viem-can-gan-ban-chan-tai-nha-1

(Ảnh minh hoạ)

Bài tập 1: 

Ban đầu, bạn nghiêng người về phía trước, nắm 2 tay vào 1 khung cố định, một chân đặt trước và một chân ở sau. Từ từ ngồi xổm xuống và giữ cho gót chân chạm đất càng lâu càng tốt. Giữ nguyên tư thế này khoảng 10 giây, sau đó thư giãn và đứng lên. Thực hiện liên tục khoảng 20 lần và đổi sang bài tập khác.

→ Tác dụng: Bài tập giúp kéo giãn gân ở vòm bàn chân và gót. Đồng thời giúp cho gót chân được thư giãn, thoải mái hơn.

Bài tập 2: 

Đứng thẳng người, cách tường khoảng 1 cánh tay. Người nghiêng về phía trước, chống 2 tay vào tường, đồng thời gập hờ 1 đầu gối. Đầu gối và gót chân còn lại thẳng trên mặt đất. Giữ nguyên tư thế này trong vòng 10 giây, thư giãn và trở về vị trí ban đầu. Tương tự, lặp lại 20 lần cho mỗi gót chân.

→ Tác dụng: Bài tập này giúp cho vùng bắp chân, gân gót và chân gan bàn chân được kéo giãn. Điều quan trọng của bài tập yêu cầu phải giữ cho đầu gối thẳng hoàn toàn và gót chân đau phải chạm đất hoàn toàn, nhất là gót chân đau.

Bài tập 3:

Ngồi tư thế thư giãn, sau đó gác chân bị đau lên chân còn lại. Tiếp theo, dùng bàn tay cùng bên để nắm lấy bàn chân bị đau và kéo các ngón chân về phía mặt lưng bàn chân. Kiểm tra độ căng cân gan chân bằng cách nhẹ nhàng cọ xát ngón tay cái của bạn vào vị trí cơ bên trong vòm của bàn chân được tính từ trái sang. Lúc này, bạn sẽ cảm nhận được bên trong lòng bàn chân có một sợi dây đang bị kéo căng. Giữ nguyên tư thế này khoảng 10 giây, sau đó thư giãn và thực hiện động tác lặp lại khoảng 10 lần. Mỗi ngày kiên trì thực hiện khoảng 2-3 lần.

→ Tác dụng: Bài tập này giúp kéo căng gân và vòm lòng bàn chân, kéo giãn cân gan bàn chân. Tuy nhiên, bạn không nên thực hiện bài tập kéo căng quá nhiều lần trong ngày. Tốt nhất, bạn chỉ nên thực hiện bài tập kéo giãn gân vào mỗi buổi sáng, khi ngồi hoặc đứng quá lâu ở cùng một tư thế.

Bài tập 4: 

Đặt một chiếc giày chèn phía dưới chân bị đau. Đồng thời đặt chân đau ra phía sau chân còn lại, các ngón của chân bị đau hướng về phía gót chân kia của bạn. Hai tay chống vào tường, sau đó gập đầu gối của chân phía trước nhưng vẫn giữ thẳng lưng, giữ cho đầu gối của chân đau thẳng với gót chân và lòng bàn chân chạm đất. Giữ nguyên tư thế này khoảng 10 giây và lặp lại khoảng 10 lần. Bạn có thể thực hiện bài tập kéo căng này ít nhất 3 lần/ngày.

→ Tác dụng: Bài tập hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm cân gan bàn chân và giúp các cơ được thư giãn đúng cách.

Bài tập 5:

Ngồi sát trên mép ghế, để chân duỗi thẳng phía dưới bàn làm việc nhưng vẫn giữ khoảng cách đủ gần để làm việc dễ dàng, gót chân tiếp xúc với mặt đất, người thư giãn. Sau đó, cố gắng giữ đầu gối và nâng nhẹ bàn chân về phía bạn đồng thời tạo một lực căng nhẹ cho bắp chân. Giữ nguyên tư thế này khoảng 30 giây rồi từ từ đưa chân về vị trí ban đầu.

Không nên luyện tập quá sức, tránh gây viêm đau bắp chân hoặc màng gân lót bàn chân. Thực hiện bài tập khoảng 20 lần, mỗi lần 30 giây. Cách 2 tiếng thực hiện 1 lần để giúp cho cân gan bàn chân thoải mái.

* Lưu ý:

Theo một số thống kê cho thấy, có khoảng 90% những người bị viêm cân gan chân được cải thiện đáng kể sau khi kiên trì thực hiện các bài tập.

Trong thời gian bị viêm cân gan bàn chân, bệnh nhân không nên sử dụng dép cao, dép xẹp,  giày đế cứng hoặc đi chân không trên nền đất. Thay vào đó, bạn nên sử dụng dép mềm có đế cao khoảng 2 phân hoặc các loại giày có miếng lót cao su ở lòng bàn chân.

Nếu cơn đau vẫn bùng phát sau vài tháng áp dụng bài tập hỗ trợ điều trị viêm cân gan bàn chân hoặc sử dụng thuốc nội khoa, bệnh nhân nên khám trực tiếp bác sĩ. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm corticoid vào gót chân để trị viêm tại chỗ.

Một số trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng nẹp bột cho bệnh nhân khi đi bộ hoặc vận động. Trong một vài trường hợp, phẫu thuật là cần thiết cho viêm mãn tính cân gan chân

Theo Thuốc Dân tộc

comment Bình luận

largeer