5 loại củ tốt cho người bị bệnh thận và cách chế biến chúng

Với ưu điểm là hàm lượng tinh bột cao nhưng ít đường và no lâu, những loại thực phẩm sau là lựa chọn tuyệt vời để thay thế phần cơm gạo trắng trong chế độ dinh dưỡng,
26/07/2025 14:26

1. Khoai môn

Khoai môn là một thực phẩm giàu chất xơ và các nguyên tố vi lượng, rất tốt cho người bệnh thận. Hàm lượng protein trong khoai môn là 2,2 gam trên 100 gam, điều này làm cho nó trở thành sự lựa chọn lý tưởng cho những người mắc bệnh thận vì hàm lượng protein thấp, giúp giảm gánh nặng cho thận. Khoai môn còn giúp cải thiện hệ vi khuẩn đường ruột và hỗ trợ điều trị táo bón.

Empty

(Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khoai môn có hàm lượng kali cao. Đối với những bệnh nhân thận có mức kali trong máu thấp, khoai môn có thể bảo vệ sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, nếu mức kali trong máu của bạn cao, nên cắt khoai thành từng miếng nhỏ, rửa sạch và đun sôi để giảm bớt lượng kali trước khi ăn.

Món ăn gợi ý: Canh dưa cải nấu khoai môn

Nguyên liệu: Khoai môn, dưa cải.

Gia vị: Dầu ăn, hành tím, hạt nêm.

Cách làm: Dưa cải rửa sạch, ngâm trong nước cho bớt muối và vị chua, để ráo rồi cắt thành từng miếng. Khoai môn cạo vỏ, rửa sạch, cắt khúc rồi ngâm vào nước. Phi hành tím, cho dưa cải vào xào chín, thêm nước và đun sôi, sau đó cho khoai môn vào đun nhỏ lửa cho đến khi khoai mềm. Nêm nếm gia vị vừa ăn.

2. Khoai lang

Khoai lang là thực phẩm giàu chất xơ và các chất chống oxy hóa như carotenoid, hemicellulose và pectin, giúp tăng cường miễn dịch và bảo vệ thị giác. Khoai lang không chỉ giúp cải thiện nhu động ruột mà còn rất tốt cho người bệnh thận nhờ hàm lượng kali thấp, làm cho nó trở thành thực phẩm phù hợp cho người bệnh thận.

Empty

(Ảnh minh họa)

Ăn khoai lang thay cơm giúp giảm lượng protein nạp vào cơ thể, hỗ trợ bảo vệ chức năng thận. Khoai lang có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành các món ăn đơn giản mà bổ dưỡng.

Món ăn gợi ý: Khoai lang luộc

Nguyên liệu: Khoai lang.

Cách làm: Rửa sạch khoai lang, cho vào nồi cơm điện, thêm nước ngập nửa củ khoai và nhấn nút nấu. Khi khoai mềm, mở nắp và kiểm tra độ mềm của khoai. Nếu cần, tiếp tục nấu cho đến khi khoai chín mềm.

3. Củ sen

Củ sen là một loại củ giàu vitamin C và các hợp chất phenolic, có tác dụng tăng cường miễn dịch và chống oxy hóa. Tuy nhiên, củ sen cũng chứa hàm lượng kali khá cao, vì vậy khi chế biến, cần chần qua để giảm bớt kali, tránh tác động tiêu cực tới những người có vấn đề về thận. Củ sen giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và hỗ trợ điều trị các vấn đề về tiêu hóa.

Empty

(Ảnh minh họa)

Món ăn gợi ý: Củ sen xào

Nguyên liệu: Củ sen.

Gia vị: Dầu ăn, muối, nước tương, giấm đường, tỏi, ớt, hạt nêm.

Cách làm: Rửa sạch củ sen, gọt vỏ và cắt thành từng miếng nhỏ. Chần qua củ sen rồi xào với tỏi và ớt. Thêm gia vị, nước tương và giấm đường, đảo đều, thêm một ít nước bột bắp để tạo độ sánh, nêm nếm cho vừa ăn.

4. Củ từ

Củ từ chứa nhiều tinh bột và cung cấp năng lượng dồi dào. Với hàm lượng protein thấp (1,9 gam trên 100 gam), củ từ là lựa chọn tốt cho người bệnh thận. Tuy nhiên, như củ sen, củ từ cũng chứa hàm lượng kali không thấp, vì vậy cần phải rửa sạch và luộc chín trước khi ăn để loại bỏ bớt kali.

Empty

(Ảnh minh họa)

Món ăn gợi ý: Củ từ với sốt việt quất

Nguyên liệu: Củ từ, sốt việt quất.

Cách làm: Rửa sạch củ từ, cắt thành miếng nhỏ, sau đó đun sôi trên lửa lớn cho đến khi củ từ chín mềm. Đổ sốt việt quất lên trên và thưởng thức. Nếu muốn món ăn mặn, có thể dùng nước tương, giấm balsamic, hành lá, tỏi để tạo hương vị khác.

5. Củ cải

Củ cải rất giàu vitamin, chất xơ và khoáng chất, lại có hàm lượng nước cao, giúp bổ sung nước cho cơ thể và cải thiện khả năng miễn dịch trong mùa lạnh. Củ cải cũng có tác dụng bảo vệ thận nhờ hàm lượng chất xơ giúp dưỡng ẩm cho ruột và giảm táo bón. Tuy nhiên, vì củ cải chứa nhiều nước và kali, người bệnh thận cần lưu ý chần qua củ cải trước khi ăn, đặc biệt là những ai bị phù nề.

Empty

(Ảnh minh họa)

Món ăn gợi ý: Canh củ cải

Nguyên liệu: Xương thịt heo, củ cải.

Gia vị: Muối, hành lá, gừng, rượu nấu, tiêu.

Cách làm: Ngâm xương heo và rửa sạch, cho vào nồi nước, thêm hành lá, gừng và rượu nấu ăn, đun sôi và hớt bọt. Rửa củ cải, cắt miếng và cho vào nồi nước hầm xương, đun nhỏ lửa cho đến khi củ cải mềm. Nêm nếm gia vị vừa ăn.

Thảo Nguyên (Tổng hợp)

comment Bình luận