5 loại nấm vừa tốt cho sức khỏe, vừa dùng điều trị bệnh

Hiện nay, có rất nhiều loại nấm, trong đó, có một số loại nấm quen thuộc như nấm linh chi, nấm lim xanh, nấm mèo, nấm rơm và nấm hương,... Dưới đây là 5 loại nấm vừa tốt cho sức khỏe, vừa dùng điều trị bệnh.
17/06/2024 17:43

Nấm lim xanh

Nấm lim xanh (ký sinh trên cây gỗ lim) có nhiều công dụng mà y học hiện đại và y học cổ truyền đều phải thừa nhận như:

- Tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch.

- Ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển, hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư.

- Hạ mỡ máu.

- Uống thường xuyên giúp ổn định huyết áp.

- Giúp giải độc gan (hỗ trợ ngứa da do bệnh gan, hỗ trợ người bị tăng men gan…).
- Hỗ trợ những quý ông ăn nhiều thịt và bị thừa axit uric trong máu (nấm lim xanh giúp hạ axit uric).

Lưu ý khi dùng: 

- Cắt bỏ gốc (phần gốc dính mạt gỗ không dùng được).

- Không bỏ lớp màng trên mũ nấm vì lớp màng này chứa polysaccarit (chất khống chế tế bào ung thư).

- Thái mỏng rồi nấu chứ không hãm vì theo các nhà nghiên cứu thì phương pháp hãm không thể chiết ra hết hoạt chất có trong nấm. Vì vậy, cách dùng tốt nhất là thái mỏng ra, nấu khoảng 15 phút.

Liều lượng: Người trưởng thành mỗi ngày nấu uống 20g nấm lim xanh.

namlinhchi

Nấm linh chi (Ảnh: Caythuoc.org)

Nấm linh chi (đen, vàng, đỏ)

Ở Việt Nam, nấm linh chi đỏ là loại phổ biến và giá trị của nó nằm ở bột phấn trên nắp nấm (chứa nhiều polysaccarit).

Vì vậy, khi mua, bạn nên quan sát nắp nấm. Những cái dù to mà nắp nắm sạch sẽ thì giá trị không cao.

Về công dụng thì nấm linh chi nổi tiếng với các công dụng như: Bổ tim, an thần; Giảm dị ứng; Hỗ trợ người hay mệt mỏi, chức năng phổi kém.

Cách dùng: Lấy 20g nấm linh chi, thái mỏng rồi nấu lấy nước uống cả ngày.

Vì sao nên dùng nấm lim xanh và nấm linh chi ở dạng thái lát?

Được biết, nấm linh chi và nấm lim xanh đều chứa nhiều hoạt chất quý.

Vì vậy, các nhà khoa học đề nghị dùng nấm ở dạng thái mỏng rồi nấu lấy nước uống, nấu 15 – 30 phút là được (không nên dùng ở dạng bột vì quá trình xay sẽ cọ xát với máy, làm biến đổi hoạt chất trong nấm).

Nấm rơm

Nấm rơm và thịt đều nhiều đạm nhưng nấm rơm tốt cho cơ thể hơn. Nấm rơm có thể điều trị các chứng như:

- Bệnh nam giới: Di tinh, liệt dương, xuất tinh sớm, tiểu không tự chủ… Các bệnh này thường gặp ở các quý ông hay nhậu nhẹt, ăn nhiều thịt khiến cho thận suy và ảnh hưởng đến chức năng tình dục.

- Hỗ trợ người mỡ máu cao (giúp giảm cholesterol).

- Phòng ngừa ung thư.

- Điều trị thiếu máu do thiếu chất sắt.

Cách dùng: Mỗi ngày 100g nấm rơm, xào hoặc nấu canh đều được (hạn chế kho vì dễ làm tăng huyết áp).

Nấm rơm được giới bình dân đánh giá là số 1 trong các loại nấm vì giá của nó vừa phải, mùi thơm rơm rạ đặc trưng, dễ ăn, nhiều công dụng. Đặc biệt, nấm rơm mới bẻ vừa ngọt nước, vừa thơm tho, đem chiên, luộc, nấu canh hay xào đều ngon.

Nấm mèo

Nấm mèo (mộc nhĩ) nổi tiếng là loại nấm giúp tăng sức đề kháng vì nó chứa nhiều Ca, Mg, Fe…

Ngoài ra, nó còn giúp giảm mỡ máu và làm chậm lão hóa. Vì vậy, các chị em phụ nữ muốn da đẹp, trẻ lâu thì có thể ăn thêm nấm mèo đen (mỗi tuần 1 hoặc 2 lần).

Nấm hương (nấm đông cô)

Nấm hương là loại nấm thơm ngon, bổ dưỡng.

Không chỉ thế, nấm hương còn có thể dùng làm thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng cách thái mỏng, phơi khô, sao vàng, tán bột mịn rồi hòa với nước uống (mỗi ngày uống 3 lần trước khi ăn, mỗi lần nửa muỗng cà phê bột thuốc).

Lưu ý

- Tất cả các loại nấm cần được nấu chín kỹ (vì nếu còn sống thì sẽ gây ngộ độc).

- Nấm mối là loại dễ gây ngộ độc nhất và trường hợp này thì nên đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Theo Caythuoc.org

comment Bình luận

largeer