Bài thuốc từ giảo cổ lam cho bệnh tiểu đường, mỡ máu, cao huyết áp

Trên thực tế, người tăng huyết áp lại thường mắc thêm mỡ máu, ngược lại người bị mỡ máu lại thường mắc kèm tăng huyết áp. Đặc biệt với người tiểu đường, tỷ lệ mắc kèm huyết áp và mỡ máu lên tới 70%. Điều đáng lo hơn cả là khi mắc bệnh kết hợp, nguy cơ bị đột quỵ tăng lên gấp 2-3 lần so với thông thường.
09/06/2024 18:01

Điều này đã được các nhà khoa học lí giải rất rõ ràng dựa trên cơ chế hoạt động của tim và mạch. Khi mỡ xấu tích tụ ở mạch máu, làm lòng mạch hẹp lại sẽ cản trở dòng máu chảy, để bù đắp thì tim phải đập nhanh hơn để tống máu đi, vô tình làm tăng áp lực của máu lên thành mạch dẫn đến tăng huyết áp. Ngược lại tăng huyết áp tức là tăng áp lực trong lòng mạch, lâu dần sẽ làm tổn thương mạch máu, tạo điều kiện cho mỡ xấu tới tích tụ và tạo thành mảng xơ vữa. Dù tiến triển bệnh đi từ mỡ máu hay huyết áp thì kết quả chung vẫn là nguy cơ tắc hoặc vỡ mạch máu - hay còn gọi là đột quỵ.

giao-co-lam-la-gi-nhung-loi-ich-cua-giao-co-lam

Giảo cổ lam – "khắc tinh" của tiểu đường, mỡ máu, cao huyết áp

Để kiểm soát 3 căn bệnh này thì việc điều chỉnh lối sống, tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ đóng vai trò quyết định. Đặc biệt, người bệnh có thể sử dụng giảo cổ lam hàng ngày, đây là thảo dược giúp hỗ trợ giảm nguy cơ đường huyết cao.

Về tiểu đường, năm 2011, nghiên cứu của TS. Vũ Thị Thanh Huyền (ĐH Y Hà Nội) trên các bệnh nhân có chỉ số đường huyết trong khoảng 9 đến 14 mmol/l, sử dụng giảo cổ lam với mức liều 6g/ngày (tương đương 3 gói trà giảo cổ lam 2g), trong thời gian 12 tuần. Kết quả: trà giảo cổ lam làm giảm đường huyết xuống 3mmol/l so với nhóm chứng không sử dụng.

Đặc biệt, các nhà khoa học Thụy Điển và Viện Dược liệu TƯ đã phát hiện, trong cây Giảo cổ lam chứa hoạt chất phanosid, có tác dụng ổn định đường huyết cho những bệnh nhân đái tháo đường type 2, thông qua việc kích thích tuyến tụy tiết insulin và tăng sự nhạy cảm của tế bào với insulin.

Với mỡ máu, giảo cổ lam cũng được chỉ ra khả năng hỗ trợ làm hạ mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: Các saponin trong Giảo cổ lam giúp giảm cholesterol toàn phần, giảm triglycerid, giảm LDL (một loại cholesterol xấu), đồng thời làm tăng HDL (một loại cholesterol tốt).

Bên cạnh đó, giảo cổ lam còn có một loại hoạt chất quý với tên gọi Adenosin. Chất này có vai trò hỗ trợ điều hòa hoạt động của tim và mạch, tăng sức mạnh cho tim nên hạ và hỗ trợ ổn định huyết áp. Chính vì những tác dụng như vậy, giảo cổ lam có thể được sử dụng song song với quá trình điều trị bệnh.Tuy nhiên, mới chỉ có giảo cổ lam 5 lá (Gynostema Pentaphyllum) là được nghiên cứu bài bản, chuyên sâu và khẳng định hiệu quả cho các bệnh tiểu đường, mỡ máu, cao huyết áp.

Theo Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

comment Bình luận

largeer