7 ‘thủ phạm’ gây đau sau khi quan hệ: Làm thế nào để ‘chuyện ấy’ không còn đau đớn?

Cứ ba phụ nữ thì có một người bị đau sau khi quan hệ tình dục hoặc trong khi quan hệ, theo bác sĩ Mỹ.
23/10/2020 12:13

Bạn vừa kết thúc một cuộc ân ái với đối tác của mình, nhưng thay vì đắm chìm trong sự thư giãn, bạn cảm thấy đau bên dưới. Đó có thể là cảm giác đau âm ỉ trong âm đạo, nóng rát gần âm hộ hoặc đau nhói sâu hơn ở vùng xương chậu. Cho dù là kiểu đau nào, bạn biết nó không bình thường. Tình dục nên mang lại cảm giác tuyệt vời, không nên là nỗi ám ảnh.

Cảm giác đau sau quan hệ tình dục phổ biến hơn bạn nghĩ. "Cứ ba phụ nữ thì có một người bị đau trong hoặc sau khi quan hệ", bác sĩ Michael Ingber, giám đốc khoa tiết niệu và phụ khoa của Hệ thống Y tế Saint Clare nước Mỹ, nói với tạp chí Health.

Các bác sĩ sản phụ khoa Mỹ nói rằng đau sau khi quan hệ là một trong những vấn đề hàng đầu mà bệnh nhân của họ gặp phải. Có nhiều nguyên nhân gây ra cảm giác đau sau khi quan hệ - và một số phương pháp có thể giúp bạn cải thiện.

7 ‘thủ phạm’ gây đau sau khi quan hệ: Làm thế nào để ‘chuyện ấy’ không còn đau đớn? - Ảnh 1.

 

Đau sau khi quan hệ có thể làm giảm chất lượng 'cuộc yêu'

Điều đầu tiên cần làm là tìm hiểu nguyên nhân gây đau sau khi quan hệ, sau đó nhờ bác sĩ tư vấn. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất, theo tạp chí Health (Mỹ).

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Theo Quỹ Thận Quốc gia Mỹ, cứ 5 phụ nữ thì có 1 người bị nhiễm trùng đường tiết niệu tại một thời điểm nào đó trong đời. Đau bên trong và xung quanh vùng kín là một trong những triệu chứng phổ biến nhất. Bác sĩ Ingber giải thích rằng tình trạng sưng tấy do nhiễm trùng "có thể gây ra co thắt ở các cơ xung quanh các cơ quan vùng chậu".

Khi bạn quan hệ tình dục, dương vật tiếp xúc nhiều lần với thành âm đạo Điều này khiến những cơn co thắt có thể trở nên mạnh hơn và thực sự đau đớn.

Nên làm gì: Nếu bạn có các triệu chứng UTI khác, chẳng hạn như nước tiểu có mùi hoặc đau khi đi tiểu, hãy gặp bác sĩ. Triệu chứng có thể giảm nhẹ với một đơn thuốc kháng sinh.

7 ‘thủ phạm’ gây đau sau khi quan hệ: Làm thế nào để ‘chuyện ấy’ không còn đau đớn? - Ảnh 2.

 

Theo Quỹ Thận Quốc gia Mỹ, cứ 5 phụ nữ thì có 1 người bị nhiễm trùng đường tiết niệu tại một thời điểm nào đó trong đời.

Dương vật của đối tác quá lớn

Bác siox Ingber giải thích: "Kích thước đóng một vai trò quan trọng trong các cơn đau sau khi quan hệ tình dục".

Nếu bạn tình của bạn có kích thước ‘cậu bé’ lớn, nhóm cơ xung quanh âm đạo và các cơ quan vùng chậu khác có thể bị co cứng và giữ nguyên như vậy đến cuối ‘cuộc yêu’.

Nên làm gì: Nếu ‘cậu bé’ của đối tác đặc biệt dài và sau khi quan hệ tình dục, âm đạo của bạn có cảm giác đau rát, hãy thử các vị trí giúp dương vật vừa vặn hơn, như phụ nữ ở trên.

U nang buồng trứng

Hầu hết các u nang buồng trứng lành tính là cấu trúc chứa đầy chất lỏng trên buồng trứng, có xu hướng tự tan trong hai đến ba tháng mà bạn thậm chí không biết.

7 ‘thủ phạm’ gây đau sau khi quan hệ: Làm thế nào để ‘chuyện ấy’ không còn đau đớn? - Ảnh 3.

 

Các bác sĩ sản phụ khoa Mỹ nói rằng đau sau khi quan hệ là một trong những vấn đề hàng đầu mà bệnh nhân của họ gặp phải.

Nhưng đôi khi u nang buồng trứng gây ra cơn đau nhức nhối, thường là ở phía dưới bên phải hoặc phía dưới bên trái của khung chậu. "Nếu đủ lớn, u nang buồng trứng có thể gây đau bụng và chuột rút trong và sau khi quan hệ tình dục", bác sĩ sản phụ khoa Kecia Gaither, làm việc tại Bệnh viện NYC Health + Hospitals/Lincoln, nói với Health.

Nên làm gì: Hầu hết các u nang buồng trứng đều có kích thước dưới 10 cm, nhưng một số u nang có thể phát triển lớn hơn nhiều và gây đau đớn. Siêu âm sẽ giúp bạn biết mình có u nang buồng trứng hay không.

Lạc nội mạc tử cung

Ước tính cứ 10 phụ nữ thì có một người bị lạc nội mạc tử cung, một tình trạng được cho là do mô tử cung di chuyển vào khoang chậu, bác sĩ Gaither cho biết. Mô này có thể dính ở bất cứ đâu trong cơ thể, nhưng thông thường nó nằm trong khoang chậu và tạo thành u nang trên buồng trứng, phúc mạc, bàng quang và xung quanh cơ vùng chậu. Nếu mô này dính vào phía sau âm đạo, quan hệ tình dục có thể gây đau.

Không phải tất cả phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung đều đau trong hoặc sau khi quan hệ tình dục. Các dấu hiệu khác của lạc nội mạc tử cung bao gồm đau bụng kinh và đau vùng chậu kéo dài cả tháng, ngay cả khi không quan hệ.

7 ‘thủ phạm’ gây đau sau khi quan hệ: Làm thế nào để ‘chuyện ấy’ không còn đau đớn? - Ảnh 5.

 

Điều đầu tiên cần làm là tìm hiểu nguyên nhân gây đau sau khi quan hệ, sau đó nhờ bác sĩ tư vấn.

Nên làm gì: Lạc nội mạc tử cung không chữa được, nhưng thuốc và phẫu thuật có thể làm giảm các triệu chứng, vì vậy hãy gặp bác sĩ nếu bạn nghi ngờ.

Dị ứng với tinh dịch

Mặc dù siêu hiếm, dị ứng tinh dịch có thể xảy ra. Theo một nghiên cứu từ Đại học Cincinnati, có khoảng 40.000 phụ nữ ở Mỹ bị dị ứng với tinh dịch của bạn tình.

Các triệu chứng có thể cục bộ, như sưng tấy hoặc ngứa, hoặc toàn thân. Bác sĩ Ingber nói: "Phụ nữ có thể cảm thấy nóng rát nghiêm trọng, dịch tiết âm đạo nhiều và thậm chí có các phản ứng toàn thân như ớn lạnh, sốt và huyết áp thấp".

Nếu bạn quan hệ tình dục với bao cao su và không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào trong số này, dị ứng có thể là thủ phạm.

Nên làm gì: Bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm để chẩn đoán. Uống thuốc có thể giúp giảm triệu chứng.

7 ‘thủ phạm’ gây đau sau khi quan hệ: Làm thế nào để ‘chuyện ấy’ không còn đau đớn? - Ảnh 7.

 

Luôn nhắc nhở bạn tình về góc độ không phù hợp với cơ thể của bạn để tránh cảm giác đau sau khi quan hệ

Dạo đầu chưa đủ

Bác sĩ sản phụ khoa Donnica Moore, chủ tịch của Nhóm Sức khỏe phụ nữ Sapphire ở New Jersey (Mỹ) nói với Health rằng đây là nguyên nhân số một gây đau rát sau khi quan hệ tình dục. Ngay cả khi bạn đang rất hưng phấn và cảm giác như không thể chờ đợi, cơ thể bạn có thể cần thêm một chút thời gian để bắt kịp.

Nên làm gì: Trước khi quan hệ, đảm bảo thực hiện đủ màn dạo đầu — đủ để âm đạo của bạn nở ra vì phấn khích và được bôi trơn đầy đủ.

Quan hệ mạnh bạo

Theo bác sĩ Moore, trong lúc vội vã và phấn khích, bạn có thể thử một số tư thế mới lạ và rất có thể bạn sẽ rơi vào một tư thế gây thêm áp lực lên âm đạo. Điều đó có thể khiến bạn cảm thấy đau nhức sau đó.

Nên làm gì: Mặc dù cơ thể của mỗi phụ nữ khác nhau, nhưng Moore khuyên bạn nên tránh quan hệ tình dục từ phía sau - điều có thể tạo thêm áp lực và ma sát ở lối vào âm đạo. Luôn nhắc nhở bạn tình về góc độ không phù hợp với cơ thể của bạn.

Theo Pháp luật và bạn đọc

comment Bình luận

largeer