Ấn Độ: Ghi nhận thêm 3 trẻ tử vong sau khi uống siro ho
Vụ 69 bệnh nhi ở Gambia tử vong liên quan tới 4 loại siro trị ho của Ấn Độ thu hút sự chú ý tới các hoạt động sản xuất và xuất khẩu y tế của đất nước được mệnh danh là “cửa hàng thuốc của thế giới”. Quốc gia này sản xuất tới một phần ba lượng dược phẩm toàn cầu.

Các loại siro ho đang bị nghi ngờ liên quan tới các ca tử vong ở Gambia
Các loại siro ho được đề cập là Promethazine Oral Solution, Kofexmalin Baby Cough Syrup, Makoff Baby Cough Syrup và Magrip N Cold Syrup.
Theo điều tra sơ bộ của cảnh sát Gambia, tổng cộng 69 trẻ em - hầu hết dưới 5 tuổi - tử vong do tổn thương thận cấp tính có liên quan đến siro ho của Công ty Maiden Pharmaceuticals sản xuất tại Ấn Độ và được nhập khẩu thông qua một công ty có trụ sở tại Mỹ.
Tất cả 4 sản phẩm đã bị Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo không an toàn.
Sau khi có báo cáo của WHO, các quan chức Ấn Độ ngừng sản xuất các loại siro ho trên tại một nhà máy của Maiden Pharmaceuticals sau khi phát hiện cả chục vi phạm.
Người đứng đầu ngành y tế bang Haryana, Anil Vij, cho biết đã kiểm tra một nhà máy gần thị trấn Sonipat, sau đó yêu cầu ngừng sản xuất những loại siro này. Công ty dược phẩm bị cáo buộc đã không thực hiện kiểm tra chất lượng propylene glycol, diethylene glycol và ethylene glycol (thành phần có trong siro).
Ngoài ra, trang web Moneycontrol của Ấn Độ đưa tin, một số lô propylene glycol không có ngày sản xuất và hạn sử dụng.
Dung môi diethylene glycol và ethylene glycol được sử dụng trong chất chống đông, dầu phanh và các ứng dụng công nghiệp khác. Các loại hóa chất đó được dùng thay thế cho glycerine với chi phí rẻ hơn trong một số dược phẩm như dung môi hoặc chất làm đặc trong nhiều loại siro ho.
Chất lỏng không màu, nhớt, có vị ngọt này đã được tìm thấy trong một số vụ ngộ độc hàng loạt từ năm 1937.
Maiden Pharmaceuticals nói, siro ho chỉ được phép xuất khẩu sang Gambia, không bán ở Ấn Độ. Công ty giải thích đã lấy nguyên liệu thô từ các công ty có uy tín và chứng nhận.
Công suất hằng năm của hãng dược trên là là 2,2 triệu chai siro, 600 triệu viên nang, 18 triệu liều tiêm, 300.000 ống thuốc mỡ và 1,2 tỷ viên nén tại 3 nhà máy.
Nhưng theo Independent, thị trường dược phẩm Ấn Độ không xa lạ với những chất lỏng độc hại gây tử vong.
“Ngành công nghiệp dược phẩm của Ấn Độ đã có vấn đề về ngộ độc diethylene glycol từ lâu, với sự cố đầu tiên được báo cáo vào năm 1972 ở Madras (Chennai ngày nay)”, nhà hoạt động y tế công cộng Dinesh Thakur nói với Hindustan Times.
Những vụ ngộ độc xảy ra bởi vì một số công ty dược phẩm ở Ấn Độ không kiểm tra tất cả các tá dược trước khi chúng được sử dụng trong sản xuất thuốc mặc dù đã có quy định.
Theo Vietnamnet

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm