Bài thuốc chữa bệnh có cây nổ gai

Cây nổ gai thường được y học cổ truyền sử dụng trong các bài thuốc chữa sốt rét, mụn mủ, hay bệnh gai cột sống. Dược liệu này có độc nên bệnh nhân cần thận trọng khi dùng.
03/12/2024 16:08

Công dụng cây nổ gai

 Theo đông y:

Cây thuốc nổ gai có tác dụng thu liễm, tiêu viêm, kháng khuẩn

– Tác dụng dược lý của cây nổ gai theo nghiên cứu hiện đại:

Tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa: Các thành phần Ethanol và Chloroform được chiết xuất từ cây thuốc thể hiện rõ đặc tính kháng khuẩn. Nó cũng giúp ức chế sự tăng trưởng của các gốc tự do, giảm thiệt hại cho các tế bào khỏe mạnh, từ đó ngăn ngừa bệnh tật trong cơ thể.

cay-no-gai

Kháng nấm: Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy chất Methanol được chiết xuất từ rễ cây có thể chống lại hoạt động của một số loại nấm, đặc biệt là nấm Candida albicans, nấm Trichytum mentagrophytes

Đối với người bị sốt rét: Chiết xuất từ lá cây giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh sốt rét và ức chế hoạt động của ký sinh trùng Plasmodium falciparumin gây bệnh sốt rét ở người.

Đối với hệ tim mạch: Thử nghiệm chiết xuất Bergenin từ cây thuốc nổ gai trên chuột ghi nhận khả năng ổn định nhịp tim của dược liệu. Bergenin cũng có tác dụng làm giảm lipit trong máu, ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch ở những con chuột thực nghiệm mắc chứng tăng lipit máu. Ngoài ra, sử dụng chiết xuất từ vỏ cây cho chó, các nhà nghiên cứu còn ghi nhận được tình trạng giảm huyết áp động mạch ở loại vật này.

Đối với hệ tiêu hóa: Hoạt chất Bergenin được thử nghiệm trên chuột lang giúp bảo vệ niêm mạc dày dày, chống loét bao tử.

Cây nổ gai trị bệnh gì?

Nước sắc từ rễ cây nổ gai được dùng trong điều trị các bệnh lý như đau dạ dày, viêm tai giữa, đau bụng khi đến kỳ kinh, bệnh sán máng, diệt giun.

Cành và lá có tác dụng trị mụn, làm tiêu mủ, làm nhanh lành vết thương do va quẹt với sắt bị hoen gỉ.

Y học cổ truyền Ấn Độ còn dùng rễ cây làm thuốc chữa bệnh lậu, giải khát, hạ sốt, chóng mặt, run các chi, hoặc giã đắp trị vết loét ngoài da.

Liều lượng – Cách sử dụng

Có thể dùng cây thuốc nổ gai ở dạng sắc uống hoặc làm thuốc đắp bên ngoài.

- Liều dùng trong: Ngày dùng 6 – 12g

- Liều dùng ngoài: Liều lượng được điều chỉnh tùy theo diện tích khu vực cần điều trị.

Độc tính

Cây có độc tính cao do chứa các chất như Securinin, Alcaloit. Nhiều nhất là ở phần rễ và thân.

Bài thuốc chữa bệnh có cây nổ gai

1. Điều trị bệnh sốt rét, run rẩy các chi

Lấy 6 – 12g dược liệu đem sắc với 600ml nước. Đun thuốc trên lửa nhỏ và canh cho đến khi cạn còn 300ml nước sắc thì tắt bếp. Chia thuốc làm 3 lần dùng trong ngày.

2. Điều trị bệnh viêm da, mụn bọc, mụn mủ vàng

Lấy cành và lá liều lượng đủ dùng giã đắp trực tiếp lên khu vực bị viêm da hoặc nơi có mụn mỗi ngày 1 lần. Chú ý rửa sạch và lau khô vết thương trước khi đắp thuốc.

3. Điều trị bệnh gai cột sống

Dùng thân cây nổ gai rửa sạch, thái thật mỏng. Cho dược liệu vào chảo sao vàng, hạ thổ. Mỗi ngày lấy 15g sắc với 1 lít nước trong 30 phút. Gạn uống làm 2 – 3 lần trong ngày.

Lưu ý khi sử dụng cây thuốc nổ gai

Khi có ý định sử dụng dược liệu người bệnh cần chú ý một số điểm quan trọng dưới đây:

- Các chất Securinin, Alcaloit trong thân và rễ cây là những thành phần có độc tính khá cao. Nó có thể gây ngộ độc nếu bạn sử dụng thuốc tùy tiện, không đúng cách. Để đảm bảo an toàn, bạn chỉ nên sử dụng dược liệu khi có sự cho phép, kê đơn của thầy thuốc. Không uống quá liều lượng được hướng dẫn hoặc lạm dụng trong thời gian dài.

- Trong suốt quá trình điều trị bệnh bằng cây nổ gai, bệnh nhân nên tái khám định kỳ để đánh giá được hiệu quả của thuốc và nắm rõ được tình trạng sức khỏe của mình.

- Người bị dị ứng hoặc có phản ứng quá mẫn với một trong các thành phần của cây nổ gai thì không nên sử dụng.

- Nếu sau khi dùng dược liệu bạn nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường như buồn nôn, ói mửa, phù mạch, nổi phát ban toàn thân… thì nên ngưng uống ngay nhanh chóng đến các trung tâm y tế để được xử lý. Những triệu chứng trên đều có thể xảy ra khi bị dị ứng hoặc ngộ độc dược liệu.

- Nhiều người nhầm cây nổ gai với sâm tanh tách ( cây quả nổ ) vì chúng có tên gọi gần giống nhau. Cần chú ý để lựa chọn đúng dược liệu.

Theo Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

comment Bình luận

largeer