Bài thuốc chữa bệnh từ chùm ruột

Chùm ruột hay tầm duột, chùm giuột, tầm ruộc là một loại cây quen thuộc trong đời sống của người Việt Nam. Ngoài được dùng để ăn sống, nấu chín, làm cảnh thì chùm ruột còn là cây thuốc có tác dụng thanh nhiệt, chữa nhức đầu, ho, các bệnh ngoài da như mề đay, ghẻ loét, lở ngứa.
03/09/2024 18:01

Tác dụng dược lý và chủ trị

Theo y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, chùm ruột có tác dụng:

- Quả có tác dụng thanh nhiệt, làm se, bổ gan bổ máu, có tác dụng tích cực với bệnh nhân đang điều trị các bệnh lý về gan. Giúp cải thiện chức năng gan, hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan rất hiệu quả.

- Lá và rễ tính nóng, rễ độc, có tác dụng tan ứ huyết, tiêu đờm, tiêu độc, sát trùng, chống nọc độc rắn. Lá cây khi nấu chín còn giúp trị mụn nhọt, hút mủ mụn. Nhai lá chùm ruột giúp chữa viêm họng, viêm miệng. Dùng nước lá đun nước tắm chữa lở, nổi mề đay và các bệnh lý ngoài da.

- Thân có khả năng hạ sốt nhanh, vỏ cây có thể tiêu hạch độc, ung nhọt, tiêu đờm, trừ tích ở phế. Rượu ngâm từ vỏ thân cây có thể chữa thối tai tiêu mủ, chữa ghẻ, loét, vết thương chảy máu ngoài da, ngậm chữa đau răng, đau họng. 

Cách dùng và liều lượng

Chùm ruột thường được dùng ở nhiều dạng. Trong đó lá cây có thể dùng tươi dưới dạng dã nát bôi ngoài da, nấu lấy nước để tắm. Vỏ thân cây thường được phơi khô, tán bột và kết hợp với nhiều nguyên liệu khác. Quả được ép lấy nước, dùng dưới dạng nguyên trái, ngâm mứt đường hoặc làm mứt.

Bài thuốc sử dụng chùm ruột

Chùm ruột được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc, có thể kể đến như:

chum-ruot-1

1. Bài thuốc chữa lở ngứa, vết thương ngoài da

- Chuẩn bị một ít vỏ thân cây chùm ruột, phơi khô

- Tán thành bột, chưng với dầu dừa

- Bôi ngoài da đều đặn mỗi ngày đến khi tình trạng mề đay, ghẻ loét lở ngứa cải thiện.

2. Bài thuốc chữa hen suyễn

- Lấy 6 quả chùm ruột, 2 củ hành đỏ, 1 nắm hạt đậu biết, 8 quả long nhãn rửa sạch, nghiền nhỏ, trộn đều.

- Cho vào ấm chuyên dụng, thêm 2 tách nước, đun đến khi thấy nước cạn còn ⅓ thì tắt bếp

- Để hơi nguội, chắt lấy nước, có thể thêm ít đường cho dễ uống, dùng 1 – 2 lần/ngày.

3. Ngâm rượu chùm ruột

- Lấy vỏ chùm ruột phơi khô, tán thành bột mịn, ngâm với rượu trắng nồng độ cao

- Cứ 200g bột chùm ruột ngâm với 1 lít rượu, để trong 10 ngày là sử dụng được.

Rượu chùm ruột nhỏ có tác dụng chữa thôi tai tiêu mủ, chữa ghẻ lở, vết thương chảy máu ngoài da, chữa đau răng đau họng. Đặc biệt loại rượu ngâm này còn chữa được bệnh vảy nến.

Cách sử dụng:

- Đối với bệnh về tai dùng theo đường nhỏ

- Đau răng, đau họng thì ngậm trong 5 – 10 phút thì nhổ ra, súc lại bằng nước

- Vết thương, lở loét ngoài da thì dùng rượu này để bôi

4. Bài thuốc chữa suy yếu tim

- Lấy 1 phần vỏ thân chùm ruột, 2 phần vỏ thân vông đồng

- Sắc 2 nguyên liệu này sao cho cô đặc

- Khi dùng, hòa với một ít rượu trắng, uống 2 muỗng cà phê/ngày, chia làm 2 lần uống. 

5. Bài thuốc chữa táo bón

- Lấy hạt chùm ruột, phơi khô, xay thành bột nhuyễn

- Dùng ¾ muỗng bột xay từ hạt chùm ruột hãm với ½ tách nước nóng

- Để hơi nguội thì hòa thêm 1 muỗng mật ong, khuấy đều, uống 2 lần/ngày. 

6. Bài thuốc chữa đau nhức

- Lấy một ít lá chùm ruột tươi rửa sạch, để ráo nước

- Giã nát cùng vài hạt tiêu, đắp vào chỗ đau

- Thực hiện 1 lần/ngày để thấy hiệu quả.

7. Bài thuốc chữa lở ngứa dữ dội

- Chuẩn bị một ít vỏ tầm ruột, lá me chua, đọt ổ, đọt chuối sứ với lượng bằng nhau

- Cho vào nồi, thêm nước nấu một lần rồi cho vào một cục phèn chua bằng ngón tay cái

- Thấy sôi thì nhắc xuống để nguội, dùng nước này tắm hoặc thoa vào chỗ ngứa, để vậy cho khô.

Lưu ý khi dùng chùm ruột

Như vậy nếu bạn thắc mắc chùm ruột trị bệnh gì thì câu trả lời là loại cây này được dùng để trị nhiều bệnh. Nó có thể chữa đau lưng, suy yếu tim, lở ngứa, ghẻ loét, mề đay; trị xơ nang phổi; hỗ trợ trị huyết áp cao, tiêu chảy, táo bón… Mặc dù nhiều công dụng nhưng khi sử dụng bạn cần lưu ý:

- Vỏ và rễ chùm ruột chứa nhiều độc tố nên tuyệt đối không được uống hay tiếp xúc bằng đường miệng.

- Nếu uống nước sắc hoặc rượu ngâm từ vỏ rễ cây nhẹ thì chỉ váng vất, nhức đầu, nặng thì đau bụng dữ dội thậm chí gây tử vong.

- Lá và trái chùm ruột thường được dùng để kho cá, nướng tép. Tuy nhiên khi nướng tuyệt đối không bẻ nhánh chùm ruột để nướng hoặc gắp thức ăn.

- Ngoài ra, những người mắc bệnh gút và sỏi thận cũng không được ăn quả chùm ruột vì chúng rất giàu acid oxalic. 

Trên đây là một số thông tin về cây, quả chùm ruột và các công dụng của nó. Mặc dù loại cây này có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, tuy nhiên trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc để tránh các tác hại không mong muốn. Đặc biệt, vỏ và rễ của chùm ruột cực kỳ độc, do đó cần hết sức cẩn thận khi sử dụng hai bộ phận này.

Theo Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

comment Bình luận

largeer