Tác dụng của kỷ tử đối với sức khỏe

Kỷ tử là vị thuốc quen thuộc trong Đông y, tuy chỉ là loại quả nhỏ bé nhưng lại được đánh giá cao nhờ giá trị dinh dưỡng và những tác dụng tích cực đối với sức khỏe.
09/07/2025 10:15

Nguồn gốc của quả kỷ tử

Kỷ tử (Goji berry) là loại thảo dược quý có nguồn gốc từ khu vực Tây Tạng và các vùng núi cao phía Tây Trung Quốc. Đây là nơi có khí hậu lạnh khô, đất giàu khoáng chất, rất thích hợp cho cây kỷ tử sinh trưởng và phát triển, tạo nên quả kỷ tử có giá trị dược liệu cao.

ky-tu1

Kỷ tử là loại quả bắt nguồn từ Trung Quốc (Ảnh minh họa)

Hiện nay, ngoài Trung Quốc, kỷ tử cũng được trồng phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc như Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái nhờ điều kiện khí hậu mát mẻ, đất đai màu mỡ. 

Cây kỷ tử thường cho thu hoạch vào mùa thu, quả nhỏ màu đỏ cam đặc trưng, vị ngọt nhẹ.

Quả kỷ tử có thể được ăn tươi như một loại trái cây hoặc phơi khô để sử dụng lâu dài. 

Trong y học cổ truyền, kỷ tử được dùng rộng rãi trong các bài thuốc bổ thận, dưỡng gan, sáng mắt và tăng cường sức đề kháng. 

Ngoài ra, kỷ tử cũng được sử dụng làm trà, nấu canh, hoặc ngâm rượu thuốc nhằm hỗ trợ nâng cao sức khỏe toàn diện.

Tác dụng của kỷ tử đối với sức khỏe 

Lợi ích kỷ tử đối với sức khỏe mắt

Kỷ tử chứa nhiều zeaxanthin, chất chống ô-xy hóa mạnh giúp bảo vệ võng mạc, giảm tác hại của ánh sáng xanh và ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng. 

Đây là thực phẩm đặc biệt tốt cho người thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử hoặc tiếp xúc ánh sáng nhân tạo.

ky-tu2

Uống trà kỷ tử giúp đẹp da từ bên trong (Ảnh minh họa)

Kỷ tử giúp làm đẹp da từ bên trong

Kỷ tử chứa nhiều beta-carotene và vitamin C, giúp làm chậm lão hóa và tái tạo da hiệu quả.

Uống trà kỷ tử hàng ngày còn tăng khả năng kháng viêm, giảm mụn và kích ứng, mang lại làn da mịn màng, tươi sáng.

Kỷ tử hỗ trợ giảm cân hiệu quả 

Kỷ tử ít calo nhưng giàu vitamin A, C và chất xơ, giúp no lâu, giảm cảm giác đói mà vẫn cung cấp đủ năng lượng. 

Hàm lượng đường thấp của kỷ tử cũng hạn chế tích tụ mỡ thừa, phù hợp cho chế độ ăn kiêng giảm cân lành mạnh.

ky-tu3

Dùng kỷ tử dưới dạng trà hoặc nấu cùng anh giúp giữ ấm cơ thể (Ảnh minh họa)

Kỷ tử tăng cường miễn dịch, phòng ngừa cảm lạnh và cúm

Kỷ tử giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ cơ thể chống lại cảm lạnh và cúm. 

Nhờ tính nóng, kỷ tử giữ ấm và bảo vệ cơ thể trong mùa lạnh. Bạn có thể dùng kỷ tử pha trà, nấu canh, cháo hoặc kết hợp với thảo dược khác để bồi bổ sức khỏe.

Kỷ tử giúp ổn định đường huyết

Kỷ tử chứa polysaccharides hỗ trợ điều hòa chuyển hóa glucose và tăng hiệu quả hoạt động của insulin. 

Nhờ chỉ số đường huyết (GI) thấp, kỷ tử làm chậm hấp thu đường, giúp duy trì mức đường huyết ổn định sau bữa ăn.

Kỷ tử hỗ trợ tăng cường khả năng sinh sản

Trong y học cổ truyền, kỷ tử được dùng để bồi bổ thận, dưỡng tinh và hỗ trợ sinh sản. 

Ở nam giới, kỷ tử giúp bảo vệ tinh trùng, tăng testosterone và cải thiện số lượng, chất lượng tinh trùng. Với nữ giới, kỷ tử hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt và tăng cường sức khỏe buồng trứng.

Các đối tượng không nên dùng kỷ tử 

- Người huyết áp thấp hoặc hạ đường huyết: Kỷ tử có thể làm giảm huyết áp và đường huyết mạnh hơn khi dùng cùng thuốc điều trị.

- Người đang dùng thuốc tiểu đường, huyết áp, thuốc làm loãng máu: Cần hỏi ý kiến bác sĩ để tránh tương tác thuốc.

- Người bị rối loạn tiêu hóa, viêm ruột, hấp thu kém: Dùng nhiều có thể gây khó chịu đường ruột.

- Nam giới bị rối loạn cương dương: Đông y khuyến cáo không lạm dụng, vì kỷ tử có tính âm, dễ gây mất cân bằng ở người hư hàn.

Kim Liên (Tổng hợp)

comment Bình luận