Bài thuốc điều trị bệnh từ khoai lang

Khoai lang hay còn gọi là sâm nam, phần chư, cam thự, hồng thự, cam chư. Theo Đông y, củ và lá khoai đều có vị ngọt tính bình, không độc. Khoai lang đã quá quen thuộc trong nhiều món ăn bổ dưỡng của người Việt Nam, ngoài ra, khoai lang cũng được sử dụng như 1 loại thuốc quý điều trị các bệnh như táo bón, đái tháo đường, loãng xương,...
22/08/2023 16:36

Bên cạnh đó, khoai lang cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng, có đặc tính chống viêm, hỗ trợ điều trị tiểu đường và chống ung thư. Dưới đây là những bài thuốc/món ăn trị bệnh từ khoai lang.

Bài thuốc 1: Hỗ trợ điều trị ung thư kết tràng, trực tràng

Chuẩn bị: Khoai lang tươi cả vỏ nấu cháo với gạo tẻ, đường.

Bài thuốc 2: Hỗ trợ điều trị ung thư tử cung

Chuẩn bị: Bột khoai lang 150g, khoai tây 200g, bột hạt hẹ 3g, thịt lợn nạc 50g, ít tôm nõn, táo đỏ, gia vị tùy ý. Dùng hai loại bột khoai làm vở, các nguyên liệu còn lại làm nhân, vo viên, hấp chín. Dùng như món ăn bình thường.

Bài thuốc 3: Nhuận tràng

Chuẩn bị: Củ khoai rửa sạch, gọt bỏ vỏ, xay giã nhỏ, thêm ít nước sôi, khuấy đều. Uống 1 bát vào buổi sáng.

Chữa táo bón. Dùng 3 - 7 ngày đến khi hết táo bón.

Hoặc là: Lấy 100 – 150g lá khoai lang tươi luộc ăn hàng ngày.

Hoặc là: Hái lá rau mọi tươi, rửa sạch, giã nát, cho vào miếng vải sạch, nước đun sôi để nguội nhúng vắt lấy 30ml nước cốt, mật ong 30g, trộn đều, đun sôi để nguội. Lọc lại lần nữa, chia 2 lần uống trong ngày, sau ăn 15 phút. Dùng liền 5 ngày .

Bài thuốc 4: Chữa bệnh tiểu đường

Chuẩn bị: Ăn ngọn khoai lang lá tía theo cách nào cũng được, càng nhiều càng tốt, có thể ăn thêm ít cơm. Có thể dùng đọt non rau khoai lang tía (tím), luộc, xào, nấu canh, gần như ăn trừ cơm ròng rã trong khoảng 3 tuần.

Hoặc là áp dụng 1 trong các cách sau:

- Ăn hột đậu chiều, rau khoai lang đỏ. Uống thêm nước sắc quả chuối hột xanh 30g uống hàng ngày.

- Dùng 50g vỏ tươi củ khoai lang trắng nấu nước uống cả ngày.

- Củ khoai lang trắng rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, mỗi ngày dùng 50 g hãm nước sôi uống cả ngày. Áp dụng liên tục 10 ngày.

- Lá khoai lang tươi 150g, bí đao 50g. Lá khoai rửa sạch, bí đao gọt vỏ, thái miếng. Nấu canh ăn trong ngày.

Bài thuốc 5: Chữa mắt quáng gà

Chuẩn bị: Ngọn lá non khoai lang xào với gan lợn, thêm gia vị vừa đủ, ăn tuần vài lần.

Hoặc là: Nấu canh quả trâu cổ với gan lợn ăn mỗi ngày.

Ảnh minh họa: Báo Dân tộc và phát triển

Ảnh minh họa: Báo Dân tộc và phát triển

Bài thuốc 6: Chữa đau mỏi xương khớp

Chuẩn bi: Khoai lang củ hầm với móng giò lợn hoặc duôi lợn, ăn tuần vài lần.

Hoặc là: Lấy 20 hạt mướp cho vào hầm với gạo tẻ và chân gà ta, ăn nóng.

Một tuần ăn khoảng 2 bữa sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Bài thuốc 7: Chữa trĩ, táo bón

Chuẩn bị: Dùng một củ khoai lang to vỏ đỏ ruột vàng. Bổ đôi củ khoai, cho 2-3 củ hành vào kẹp lại bọc lá chuối nướng cho chín sau đó ăn cả khoai và hành, ngày ăn 2-3 củ, ăn nhiều ngày.

Hoặc là áp dụng 1 trong các cách sau:

- Ăn khoai luộc đơn thuần hoặc chấm mật, chấm vừng; ăn với cà pháo cả quả hoặc thái chỉ cà, nghiền cùng khoai thành khối.

- Uống nước luộc khoai (khoai phải rửa sạch).

- Nấu chè khoai tươi hoặc khô với vừng và ít hoa quế.

- Dùng nước cốt luộc khoai tươi hay khô đã giã nát, nếu bị trĩ thì uống hàng tháng nước cất này vào buổi sáng.

- Ngọn hoặc lá non khoai lang 100g, luộc chấm với nước sốt cà chua, ăn tuần vài lần.

Bài thuốc 8: Trị phụ nữ băng huyết

Chuẩn bị: Lá khoai lang tươi 100 – 150g, giã nát, cho ít nước sôi, ép nước uống.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Mốc cây cau 20g; Lá chuối hột phơi khô 10g; Tinh tre 20g. Đem các vị đốt tồn tính, tán thành bột mịn và hòa uống với nước.

Bài thuốc 9: Trị chín mé

Chuẩn bị: Dùng lá và ngọn non 1 nắm nhỏ, muối ăn 1 nhúm. Rửa sạch khoai, giã nát với muối đắp lên chỗ bị chín mé.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Dùng lõi trắng của ngọn cây mía đường, giã nát rồi trộn với lòng trắng trứng, đắp lên vết mé băng lại.

Bài thuốc 10: Trị mụn nhọt

Chuẩn bị: Để hút mủ nhọt đã vỡ, lấy lá khoai lang non 50g, đậu xanh 12g, thêm chút muối, giã nhuyễn bọc vào vải đắp.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Khoai lang củ 40g, lá bồ công anh 40g, đường hoặc mật mía giã nhuyễn bọc vào vải, đắp lên mụn nhọt.

Bài thuốc 11: Chữa trẻ em cam tích

Chuẩn bị: Lá khoai lang non 100g, kê nội kim (màng mề gà) 10g, sắc nước uống.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Dùng rễ mơ lông khô 15 – 20g, dạ dày heo 1 cái thái vụn. Nấu với 1 lít nước còn 2 chén, bỏ bã, lấy nước, chia 2 lần uống.

Bài thuốc 12: Chữa kiết lỵ

Chuẩn bị: Dùng củ khoai lang bị sùng thái lát, phơi thật khô, tán nhỏ bỏ vào lọ kín, uống ngày 3 lần, mỗi lần một thìa cà phê.

Hoặc là: Lấy phần lá non và búp của ích mẫu nấu chung với cháo và cho trẻ dùng hàng ngày.

Bài thuốc 13: Giảm cân

Chuẩn bị: Ăn khoai lang luộc vào cả 3 bữa sáng, bữa trưa và bữa tối. Bên cạnh đó, tập thói quen giảm lượng tinh bột dần và thay thế vào đó bằng khoai lang. Duy trì hàng ngày sẽ giúp giảm cân hiệu quả.

Đặc biệt, các phụ nữ sau sinh có thể áp dụng phương pháp này giúp hạn chế tình trạng tích tụ mỡ bụng, mỡ thừa.

Bài thuốc 14: Thiếu sữa

Chuẩn bị: Dùng lá khoai lang tươi non 250g, thịt lợn 200g thái chỉ. Xào chín mềm, thêm gia vị.

Hoặc là áp dụng các bài thuốc dưới đây:

- Móng giò lợn 3 cái, thông thảo 15g, lá sung 30g, gạo nếp 70g. Cho tất cả vào nấu thành cháo ăn.chia đều thành 3 bữa trong ngày.

- 300g giò lợn, 100g cải be xanh, gừng, và các gia vị cần thiết. Trước tiên cho giò lợn vào nồi nấu đến khi chín nhừ. Sau đó xắt nhỏ rau cải canh và cho vào nấu chín. Thêm gừng và các gia vị như hạt nêm, muối, bột ngọt vào tùy khẩu vị. Sử dụng vài lần trong tuần, sau một thời gian sẽ thấy kết quả rõ rệt.

- Sử dụng đu đủ non 2 quả, gạo nếp 100g, hầm cháo ăn cũng chia đều thành lần trong ngày.

- Hoa chuối hột xắt nhỏ, làm gỏi hoặc luộc ăn.

Bài thuốc 15: Viêm tuyến vú

Chuẩn bị: Lấy khoai lang trắng gọt vỏ, giã nhuyễn đắp lên vú, có thể phối hợp với tỏi giã nhuyễn để đắp.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Hành củ 1 đến 2 củ; Lá tía tô 20g; Hành tươi để riêng. Lá tía tô cho vào 200ml nước, sắc sôi trong 20 phút, gạn lấy nước uống. Ngày uống 1 thang.

Còn bã cho vào cùng với hành tươi giã nát đắp vào vùng vú sưng đau.

Hoặc: Lá bồ công anh tươi 150g. Rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống còn bã đắp lên chỗ vú sưng đau.

Bài thuốc 16: Thận âm hư, đau lưng mỏi gối

Chuẩn bị: Lá khoai lang tươi non 30g, mai rùa 30g, sắc kỹ lấy nước uống.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Đổ trọng, cốt toái bổ, tỳ giải - mỗi vị 16g; Tho ty tử, dây đau xương, rể gối hạc, ngưu tất - mỗi vị 12g; Cẩu tích, hoài sơn - mỗi vị 20g. Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc 17: Chữa say tàu xe

Chuẩn bị: Củ khoai nhai sống nuốt nước.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Trước khi lên xe khoảng 30 phút hoặc 1 tiếng có thể lấy 1 ly nước ấm và bỏ vào đó vài lát gừng tươi và uống trước khi lên xe, nếu không có thời gian thì khi lên xe có thể mang theo vài lát gừng tươi và khi nào cảm thấy say xe có thể mang ra để ngậm.

Bài thuốc 18: Chữa bệnh zona (giời leo)

Chuẩn bị: Lá khoai giã nhuyễn đắp ngoài, đồng thời luộc lá non, ăn cả cái lẫn nước.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Hái cây cỏ mực về, đem rửa sạch với nước muối để khử trùng. Tiếp theo, cắt nhỏ cây cỏ mực ra, cho vào cối giã nát hoặc xay nhuyễn. Lọc lấy nước cốt bôi lên chỗ bị zona khoảng 3 – 4 lần trong ngày. Sau vài ngày, tổn thương sẽ khô và kéo da non.

Bài thuốc 19: Chữa viêm gan vàng da sốt nóng

Chuẩn bị: Dùng khoai lang vàng (kim thự) 100 - 150g. Rửa sạch, thái miếng. Nấu canh hoặc thêm 50g gạo tẻ, nấu cháo.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Bìm bịp: 30g khô, râu bắp 20g, lá cây vọng cách 12g, lá quao 12g, sâm đại hành 16g, trần bì 10g, sắc với 1.000 ml nước giữ sôi nhỏ lửa 30 phút, chia làm 3 lần uống trong ngày (15 ngày 1 liệu trình).

Bài thuốc 20: Chữa bị phù nề

Chuẩn bị: Lấy khoai lang 100 - 150g rửa sạch, thái miếng. Nấu canh hoặc nấu cháo với 300ml dấm.

Hoặc là: Cây lưỡi đồng 40g, rễ cỏ tranh 30g, râu ngô 20g, cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.

Bài thuốc 21: Trị khô miệng, đau họng

Chuẩn bị: Dùng bột khoai lang hoà nước sôi hoặc nấu chín, thêm đường.

Hoặc là: 12g sinh địa, 10g huyền sâm, 10g mạch môn, 8g cam thảo (tất cả đều đã phơi khô).

Sắc cùng 200ml nước ở lửa nhỏ, đến khi còn lại ¼. Uống ngay khi còn nóng, nên uống liên tiếp 3 đến 5 ngày.

Bài thuốc 22: Sản phụ bị suy nhược thiếu máu

Chuẩn bị: Khoai lang 500g, cá 1 con 500g, nghệ 1 củ 20g. Khoai rửa sạch, thái miếng, cá đánh vảy, mổ bỏ ruột, nghệ giã nát, hầm kỹ.

Hoặc là: Tam thất 12g, sâm bổ chinh 40g, ích mẫu 40g, kê huyết đằng 20g, hương phụ 12g. Tán nhỏ, uống ngày 30g.

Bài thuốc 23: Chữa ngộ độc sắn

Chuẩn bị: Dùng khoai lang gọt vỏ giã nát thêm nước, vắt lấy nước cốt. Uống cách nhau 1/2 giờ.

Hoặc áp dụng 1 trong những phương pháp dưới đây:

- Giã hoặc ép một nắm rau muống lấy nước cốt để uống.

- Lấy 1 đoạn khoảng 20 - 30cm nõn trắng của cây chuối sứ rồi giã lấy nước cốt uống.

- Cho người bệnh ăn mía hoặc uống nước mía, nước đường.

- Dùng một nắm rau sam ép lấy nước cốt uống.

- Lấy một nắm rau khoai ép nước cốt uống hoặc luộc rau ăn.

- Dùng một nắm rau má ép nước uống.

- Sử dụng vỏ của trái thơm cùng với một nắm rau má giã rồi hòa với một ít muối để uống.

Chú ý: Những phương pháp trên chỉ áp dụng cho trường hợp nhẹ. Còn nặng là phải đi cấp cứu

Bài thuốc 24: Thanh nhiệt, giải độc

Chuẩn bị: Trong những ngày trời nắng nóng, hoặc cơ thể đang bị nhiệt (nóng), nên dùng rau lang trong bữa ăn, vì rau lang có tính thanh nhiệt, làm mát.

Hoặc là: Mùa hè thì uống nước mía tươi, còn mùa đông thì nấu nước mía cho nóng hoặc cho lát gừng vào uống giúp thanh nhiệt cơ thể

Bài thuốc 25: Trị buồn nôn, ốm nghén

Chuẩn bị: Trong rau lang chứa nhiều vitamin B6, có tác dụng giảm buồn nôn đối với phụ nữ mang thai trong thời kỳ đầu (thường bị ốm ghén), hoặc hay nôn ọe, ăn uống không ngon hoặc chán ăn.

Hoặc là: Dùng nước mía với 2 lát gừng để uống mỗi ngày sẽ giảm tình trạng nôn mửa ở thai phụ.

Hoặc: Ngao nấu canh chua sẽ đạt hiệu quả vô cùng. (Liều lượng vừa đủ ăn).

Bài thuốc 26: Chữa viêm dạ dày

Chuẩn bị: Lấy nước cốt khoai lang sắc uống ngày 3 lần. Mỗi lần một chén, uống liền 3 tuần, nghỉ 1 tuần có thể uống tiếp.

Hoặc áp dụng 1 trong những phương pháp dưới đây:

- Nhai sống: Mỗi ngày, hái 5-6 lá hoàn ngọc trắng, rửa sạch rồi nhai với muối. Thực hiện liên tục trong 1 tháng là các triệu chứng đau dạ dày sẽ hết.

- Nước ép hoàn ngọc: Hái khoảng 20 lá hoàn ngọc trắng, rửa sạch, cho vào máy xay nhuyễn, lọc lấy nước uống. Chia nước ép thành 2 lần uống trong ngày, uống liên tục khoảng 1 tháng bệnh sẽ giảm.

- Ăn gỏi: Lá hoàn ngọc trắng khá dễ ăn nên có thể sử dụng như một thực phẩm hàng ngày. Có thể dùng nó ăn kèm với cá hay ăn gỏi. Mỗi tuần ăn khoảng 3 – 4 lần sẽ cho kết quả tốt.

- Lấy lá cây cỏ bao tử (còn gọi là cây Linh Chi Thảo) rửa sạch rồi nhai sống vào mỗi buổi sáng. Nam thì nhai 7 lá, còn Nữ thì nhai 9 lá. Thực hiện liên tục khoảng 2 tuần sẽ tiến triển rõ rệt.

- Rửa sạch 4 đến 5 lá lược vàng tươi rồi nhai cùng 1 ít muối. Nhai từ từ rồi nuốt nước cốt, có thể nuốt luôn cả bã nếu được.

Bài thuốc 27: Chữa cảm sốt mùa nóng

Chuẩn bị: Nấu khoai lang trắng với cải bẹ xanh ăn thay cơm để giúp ra mồ hôi, hạ sốt, giải cảm.

Hoặc áp dụng 1 trong những phương pháp dưới đây:

- Khoai lang trắng khô một nắm, nghệ một củ, giấm 1/2 chén con, sắc uống nóng.

- Khoai lang trắng khô 16g, gừng 16g, sắc uống hoặc nấu cháo.

- Khoai lang trắng tươi luộc chín để xông, rồi ăn khoai nóng, uống nước luộc khoai nóng cho ra mồ hôi.

- Khoai lang 1 củ (400g), gạo 200g, đậu xanh 1/2 bát cơm, mã thầy 4 củ, củ cải 1 củ, tỏi 3 nhánh, thịt gà 150g, tôm nõn 70g, gia vị. Tất cả giã nát hoặc thái nhỏ nấu nhừ, riêng đậu xanh và mã thầy cho vào sau rồi nấu nhừ tiếp.

Bài thuốc 28: Trị biếng ăn cho trẻ

Cháo cá khoai lang cho trẻ biếng ăn

Chuẩn bị: 100gr thịt cá, 50gr khoai lang, 1 bát cháo trắng, 1 muỗng dầu oliu. Thịt cá đem hấp cách thủy, xé nhỏ, lọc lấy xương răm. Khoai lang luộc chín sau đó tán nhuyễn.

Cho cháo trắng vào nồi, đun sôi rồi cho cá và khoai lang vào, nêm nếm vừa đủ và cho vào một ít dầu oliu. Đun sôi cháo khoảng vài phút sau đó tắt bếp, bắt nồi xuống. Để nguội rồi múc cho bé ăn. Món cháo nầy cũng hỗ trợ rất tốt trong điều trị táo bón ở trẻ.

Bột thịt gà khoai lang cho trẻ biếng ăn

Chuẩn bị: 170g thịt gà nạc, 350g khoai lang, dầu ăn, gia vị. Thịt gà rửa sạch, luộc chín trong vòng 15 phút. Có thể thái hoặc xé nhỏ hoặc xay nhuyễn sao cho phù hợp với độ tuổi của bé, để bé dễ ăn.

Khoai lang rửa sạch, cũng đổ vừa ngập nước và luộc chín, đun trong nước khoảng 15-20 phút. Sau đó chắt hết nước, đun tiếp với lửa nhỏ khoảng 2 phút để khoai chín bằng hơi cho mềm. Sau khi khoai chín, cho thêm chút nước sạch vào tán nhuyễn thành hỗn hợp sền sệt. Cho tiếp thịt gà và 1 chút nước (khoảng 100ml) vào hỗn hợp. Bắc lên bếp, đun sôi, nêm tiếp dầu ăn và gia vị cho vừa khẩu vị của bé là xong.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Mầm lúa 30g, đậu ván trắng 10g, hạt sen 100g và trần bì 12g. Đem dược liệu sao qua, tán bột mịn. Mỗi lần dùng 100g bột thuốc uống cùng với nước cơm, ngày dùng 3 lần.

Sử dụng khoai lang thì cần lưu ý:

- Người có thực tích, đầy ợ hơi nên hạn chế ăn khoai.

- Người mắc bệnh tim và cần dùng thuốc chẹn Beta nên tránh sử dụng khoai lang.

- Những người có vấn đề về thận nên tránh sử dụng khoai lang.

- Tiêu thụ quá nhiều Khoai lang có thể làm cho da và móng tay hơi chuyển sang màu cam.

- Không ăn khoai lang sống vì có chứa nhiều vi khuẩn có hại cho đường ruột.

- Không ăn khoai lang với quả hồng. Bởi vì khi 2 thực phẩm này kết hợp với nhau sẽ khiến lên men dạ dày, tăng acid dịch vị, dẫn.

- Trứng và khoai lang khi kết hợp sẽ gây ra hội chứng khó tiêu, đầy bụng gây cảm giác khó chịu cho người ăn. Vì thế không nên sử dụng cả 2 loại thực phẩm này cùng lúc. đến trào ngược dạ dày, loét bao tử,...

- Thịt gà và khoai lang không nên ăn cùng lúc, cũng sẽ gây đầy hơi, tức bụng, cảm giác khó chịu, không tiêu.

- Khoai lang và bí đỏ 2 loại thực phẩm nhuận tràng nhưng khi kết hợp cùng nhau sẽ gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng, nôn khan, ợ chua...

- Thực đơn giảm cân bằng khoai lang chỉ nên kéo dài 3 tuần. Không nên kéo dài việc ăn khoai lang giảm cân quá lâu sẽ gây phản tác dụng.

- Đừng bảo quản khoai lang trong tủ lạnh, nó sẽ nhanh hỏng hơn, bị mất mùi vị và héo./.

- Ngoài ra, không nên ăn cùng hoặc ăn quá gần với thời gian ăn khoai lang như: Bắp, cà chua, ghẹ.

Lưu ý: Những bệnh nhân ung thư hoặc các bệnh lý khác có thể vào trang cá nhân của ông Rum để tham khảo. Nếu cần thiết sẽ được chuyên gia tư vấn và kê toa hoàn toàn miễn phí.

Đối với những bệnh nhân nghèo, không có điều kiện để điều trị, có thể liên lạc với địa chỉ dưới đây để được bốc thuốc hoàn toàn miễn phí:

Địa chỉ nơi khám 1: Trụ trì Chùa Pháp Tạng Thầy Thích Trí Tuệ cũng là Thầy thuốc.

Phòng thuốc nam từ thiện "Thiện Pháp"

Địa chỉ: C3/8 Lê Đình Chi, xã Lê Minh Xuân, Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (028) 3877 3777 - 0918.270.732 - 0912120412

Địa chỉ nơi khám 2: Lương y Nguyễn Văn Tư (còn gọi là Thầy Tư Ngoan) - Trưởng Phòng khám từ thiện Hương Sen.

Địa chỉ: 188 ấp Vĩnh Bảo, xã Vĩnh Hậu, huyện An Phú, tỉnh An Giang.

Điện thoại: 0976636304 - 0905931109

Địa chỉ nhà trọ 1:

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=2713370755341588&id=100000060709416

Địa chỉ nhà trọ 2:

https://www.facebook.com/groups/507402229444333/permalink/2295667667284438/

Nên liên lạc đặt giờ trước khi đến.

Góc sưu tầm tổng hợp và bổ sung 
Ông Trần Văn Rum - Chuyên gia tư vấn cho bệnh nhân ung thư của nhóm "Chiến thắng ung thư"

comment Bình luận

largeer