Châm cứu Đông Y có tác dụng như thế nào trong điều trị bệnh?

Châm cứu là một phương pháp điều trị Y học cổ truyền của Trung Hoa đã được sử dụng từ 2.000 năm trước đây bằng phương pháp đưa những cây kim mỏng đã được vô trùng vào các điểm (huyệt đạo) trên cơ thể con người, giúp khơi thông dòng chảy năng lượng, điều hòa lại hoạt động bình thường của kinh lạc để giảm tắc khí nghẽn gây ra tình trạng bệnh.
Các chuyên gia Y học cổ truyền Trung Quốc tin rằng, cơ thể con người có hơn 2.000 huyệt đạo được kết nối với nhau bằng các con đường hay còn gọi là kinh lạc đã tạo lên đường đi của dòng năng lượng trong cơ thể. Do vậy, nếu có bất kỳ sự gián đoạn của dòng chảy năng lượng cũng sẽ có thể là nguyên nhận gây ra bệnh tật. Chính vì thế mà các thầy thuốc Đông Y đã áp dụng kỹ thuật châm cứu vào một số huyệt nhất định để cải thiện dòng chảy của Khí, nhằm cải thiện sức khỏe.
Châm cứu có tác dụng trong điều trị bệnh như thế nào?
Theo tiến sĩ Y khoa Mai Mạnh Tuấn, Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết: Kim châm cứu thường có kích thước nhỏ, mỏng và mềm dẻo hơn so với loại kim thông thường, vì vậy người bệnh chỉ cảm thấy đau nhẹ chứ không gây cảm giác đau đớn dai dẳng như bị kim châm. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) có hiệu quả trong việc giúp làm giảm các cơn đau như đau lưng – cổ, đau sau phẫu thuật và nhiều cơn đau khác.
Các bệnh có thể điều trị bằng phương pháp châm cứu bao gồm
Nhóm thần kinh
Điều trị phục hồi chức năng cho người đột quỵ
Điện châm chữa liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên (Liệt mặt)
Điều trị đau thần kinh tọa
Điều trị đau đầu, mất ngủ
Điều trị hội chứng tiền đình
Điều trị thiểu năng toàn hoàn não
Điều trị stress, giảm căng thẳng
Điều trị đau thần kinh liên sườn
Liệt dây thần kinh số 7
Nhóm cơ xương khớp
Điều trị đau cổ vai gáy
Điều trị viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, Gout
Điều trị đau lưng
Điều trị đau do thoái hóa khớp
Nhóm tiêu hóa
Viêm dạ dày
Hội chứng ruột kích thích
Co thắt đại tràng
Nhóm hô hấp
Xoang
Viêm mũi dị ứng
Viêm phế quản
Nhóm vận động
Phục hồi vận động liệt nửa người sau đột quỵ
Điều trị liệt chi trên, chi dưới
Phục hồi liệt tứ chi do chấn thương cột sống
Nhóm khác
Châm cứu giảm béo
Kích thích bàng quang
Đau bụng kinh
Các rối loạn tiền mãn kinh, sau mãn kinh

Kỹ thuật châm cứu được thực hiện như thế nào?
Xác định huyệt: Xác định vị trí huyệt cần châm, sau đó dùng ngón tay ấn mạnh trên vùng huyệt và di chuyển ngón tay trên bề mặt da vùng huyệt. Mục đích của thao tác này nhằm phát hiện: người bệnh cảm giác ê, tức, có cảm giác như chạm vào dòng điện hoặc người thầy thuốc cảm nhận được dưới da có một bó cơ cứng chắc hơn vùng bên cạnh.
Chọn kim: Độ dài kim sẽ tùy thuộc độ dày cơ vùng châm.
Kim phải đảm bảo chất lượng: không rỉ sắt, không cong. Kim châm cứu cũng giống thiết bị y tế khác cần đảm bảo quy trình sản xuất tốt và tiêu chuẩn vô trùng. Kim chỉ sử dụng một lần.
Sát trùng da: Làm sạch bề mặt da cần châm. Áp dụng kỹ thuật vô trùng.
Châm qua da: Bác sĩ y học cổ truyền thực hiện thao tác châm nhanh gọn, dứt khoát để người bệnh không đau hoặc ít đau.
Vê kim: Bác sĩ Đông Y dùng liệu pháp vê kim để tìm cảm giác đắc khí giúp đạt hiệu quả tối đa khi châm.
Rút kim: Kim sẽ được giữ nguyên vị trí trong vòng 15 – 20 phút, trong khi bệnh nhân thư giãn, Bác sĩ YHCT sẽ rút kim, sau đó sát trùng da chỗ kim châm. Thời gian châm và số lần châm sẽ phụ thuộc vào tình trạng của người bệnh.
Đắc khí: Theo Đông y, khi châm đạt được cảm giác đắc khí, chứng tỏ khí của người bệnh đã được đả thông qua mũi châm. Cảm giác đắc khí bằng là cảm giác của người bệnh khi thấy căng, tức, tê, nặng, mỏi tại chỗ châm hoặc lan xung quanh nhiều hoặc cảm giác ở tay thầy thuốc khi thấy kim như bị da thịt của người bệnh vít chặt lấy, tiến hay lui kim có sức cản (cảm giác tương tự khi châm vào cục tẩy cao su).
Khoa Y học cổ truyền – Trường Đại học Lương Thế Vinh là địa chỉ đào tạo Bác sĩ Y học cổ truyền uy tín với đội ngũ tiến sĩ bác sỹ y học cổ truyền nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy Đông Y. Bên cạnh việc dạy Y lý, Y thuật như châm cứu, Khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Lương Thế Vinh dạy các phương pháp cấy chỉ, vật lý trị liệu, xoa bóp bấm huyệt, kết hợp các bài thuốc đông y… phù hợp với tình trạng sức khỏe của từng người bệnh giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
Lê Khanh - Sông Cấm

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Phát hiện thêm công dụng mới trong thuốc điều trị ung thư của Singapore
Các nhà nghiên cứu Singapore phát hiện ra rằng một loại thuốc điều trị ung thư do nước này phát triển có thể trở thành thuốc điều trị mới cho 2 nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu thế giới.July 16 at 8:04 am -
Thái Lan sản xuất thuốc điều trị ung thư nhắm đích đầu tiên được phát triển trong nước
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan đã sản xuất thuốc viên điều trị ung thư nhắm đích đầu tiên – có tên Imcranib 100 - hoàn toàn được phát triển trong nước. Đây là kết quả của tầm nhìn khoa học và sự lãnh đạo của Công chúa hoàng gia Thái Lan - Giáo sư Tiến sĩ Chulabhorn Krom Phra Srisavangavadhana.July 15 at 9:13 am -
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am