Bài thuốc, món ăn tăng trí nhớ cho sĩ tử

Trong thời điểm thi, là khoảng thời gian các sĩ tử học nhiều, ngủ ít, tâm lý căng thẳng đã khiến nhiều bạn trẻ bị mệt mỏi. Để giúp con có sức khỏe tốt nhất vượt qua kỳ thi, trong giai đoạn này, chăm sóc dinh dưỡng là một trong những vấn đề được các bậc cha mẹ hết sức quan tâm, chú trọng.
28/06/2024 21:09

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, quá trình ôn thi căng thẳng, não bộ hoạt động nhiều, để việc ôn thi đạt hiệu quả thì cần bổ sung các chất dinh dưỡng nhiều hơn bình thường. Việc chăm lo cho bữa ăn của các sĩ tử trong mùa thi là điều hết sức cần thiết. Tuy nhiên, chế độ ăn uống cần đảm bảo khoa học, hợp lý, tránh gây quá tải cho hệ tiêu hóa và cơ thể.

Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Thị Thúy Hòa, Viện trưởng Viện dinh dưỡng ứng dụng cho biết, mỗi ngày, cơ thể chỉ cần được cung cấp một lượng thức ăn nhất định. Nếu các bậc cha mẹ cố bồi dưỡng, ép trẻ ăn nhiều hơn sẽ tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa cũng như toàn bộ quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Điều đó không chỉ khiến các sĩ tử cảm thấy nặng nề, khó chịu mà còn bị phân tán năng lượng để tiêu hóa thức ăn, dẫn đến khó tập trung, mất sự tỉnh táo để học tập.

trinho

(Ảnh minh họa: Pharma)

Bài thuốc: Làm việc, học tập căng thẳng

Chuẩn bị: Trứng chim cút 20 quả, thục địa 20g, kỷ tử 30g, hoài sơn 30g, hành, gừng, gia vị vừa đủ.

Trứng chim luộc chín, bóc bỏ vỏ rồi cho cùng các vị thuốc vào nồi đất với một lượng nước vừa đủ, đun to lửa cho sôi rồi dùng lửa nhỏ hầm kỹ chừng 60 phút là được. Ăn trứng, uống nước 2 lần trong ngày.

Có tác dụng bổ dưỡng độc đáo, rất có ích cho hoạt động trí não.

Nước ép trái cây tốt cho sĩ tử

Mỗi ngày, các sĩ tử cũng cần được cung cấp khoảng 800g trái cây tươi dưới dạng thô hoặc ép nước. Chúng ta thường cho rằng ép nước trái cây thì không tận dụng được chất xơ nhưng thực ra trong nước ép cũng có chất xơ hòa tan. Trong nước ép trái cây rất giàu vitamin, khoáng chất sẽ giúp các bạn học sinh tỉnh táo hơn khi ôn thi. Loại nước trái cây nào cũng rất tốt nhưng nước ép táo giúp tỉnh táo nhanh nhất. Tuy nhiên, chúng ta nên lưu ý, không nên uống nước trái cây nguyên chất mà nên pha thêm khoảng 1/3 nước lọc so với lượng nước ép. Bên cạnh đó, các loại hoa quả như chuối tiêu, xoài, thanh long, đu đủ... cũng chứa những loại khoáng chất có tác dụng rất tốt cho sĩ tử.

Món ăn tốt cho sĩ tử

Bí đỏ còn gọi là bí ngô, bí rợ, tên khoa học là Cucurbita pepo, họ Bầu bí.

Sở dĩ bí đỏ được truyền tụng như một loại thức ăn bổ não vì trong bí đỏ có chứa chất cần thiết cho hoạt động của não bộ, là acid glutamic. Trong 100g bí đỏ phần ăn được có tới 233mg acid glutamic. Chất này đóng vai trò quan trọng trong bồi dưỡng thần kinh, trợ giúp các phản ứng chuyển hóa ở các tế bào thần kinh và não. Acid glutamic có vai trò quan trọng trong chuyển hóa cơ thể, thải loại amoniac, thúc đẩy khả năng học tập và ghi nhớ của bộ não. Vì thế, bí đỏ được coi là món ăn bổ não, trị suy nhược thần kinh, trẻ em chậm phát triển về trí óc.

Ngoài ra, thịt bí đỏ rất giàu tryptophan, một cấu thành của protein mà tế bào thần kinh thường dùng để tổng hợp seretonin (thành phần hóa học có tác dụng gây phấn chấn). Trong thời gian ôn thi, học thi, nhiều sĩ tử mải lo học quên cả ăn, dẫn tới tình trạng thiếu triptophan, gây mệt mỏi về tinh thần, suy giảm trí nhớ hoặc dễ nổi cáu. Bí đỏ được coi là món ăn bổ não, giúp phát triển về trí óc, giải quyết được tình trạng thiếu hụt trytophan một cách tự nhiên.

Người xưa thường nói “Một tinh thần minh mẫn trong một thân thể tráng kiện”. Vào dịp ôn thi, các sĩ tử dồn sức ngày đêm để học bài, có khi quên ăn quên ngủ là chuyện thường, cơ thể tiêu hao rất nhiều sức lực. Cơ thể suy giảm thì não cũng sẽ bị vạ lây, vì vậy, cần bồi dưỡng và bù đắp những thiếu hụt cả tinh thần lẫn thể xác.

Bí đỏ rất giàu caroten, trong cơ thể chất này được chuyển hóa thành vitamin A để duy trì thể lực bình thường.

Ngoài tỉ lệ chất xơ và sắt khá cao, bí đỏ còn mang lại vitamin C, acid folic, magnesium, kali và chất đạm. Trong 100g bí đỏ có 1,2g protein, 5,6g gluxit, 0,1g lipit, 0,5mg vitamin E, 8mg vitamin C và 0,4mg vitamin PP và nhiều vitamin nhóm B hỗ trợ bù đắp phần nào cho những dưỡng chất bị hao hụt trong thời gian ôn thi.

Việc ăn uống thất thường của các học sinh, sinh viên trong những ngày học thi, ôn thi, sẽ có thể ảnh hưởng đến sự tiêu hóa, làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Bí đỏ có chứa vitamin và pectin có thể xóa bỏ các độc tố và vi khuẩn có hại khác trong cơ thể; pectin cũng có thể bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa, giúp tiêu hóa thức ăn, phù hợp cho bệnh nhân dạ dày.

Việc ngồi một chỗ học tập lâu giờ, lâu ngày có thể dẫn đến sự trì trệ, làm biếng của ruột gây nên táo bón, thậm chí bị lòi dom, trĩ… Nên ăn bí đỏ vì chất sợi trong bí giúp ruột chuyển vận dễ dàng, đồng thời có một phần glucid là mannitol có tính nhuận trường nhẹ.

Sự kết hợp của bí đỏ và đậu xanh

Ông bà chúng ta xưa, vào thời điểm ôn thi này, hay nấu bí đỏ với đậu xanh. Đây là một phối hợp rất tuyệt vời.

Trong đậu xanh, glucunonid kết hợp với chất chuyển hóa (metabolite) thành “kết hợp trơ” để bài xuất, nhờ thế cơ thể không nóng nảy, bứt rứt.

Ngồi lâu một chỗ, ít vận động, các độc tố trong cơ thể không được bài tiết ra ngoài sẽ dẫn đến mệt mỏi, uể oải, sa sút trí nhớ… Đậu xanh từ xa xưa vẫn được coi là món ăn giải độc, thanh nhiệt rất tốt.

Những ngày ôn thi cao điểm thường xảy ra vào cuối học kỳ, cũng là thời điểm mùa hè, mùa nóng nực. Học thi, ôn thi dưới tiết trời oi bức, nóng nảy, dễ làm cho các sĩ tử mau mệt, bứt rứt trong người, ảnh hưởng không nhỏ trong việc ôn bài, tiếp thu bài học… Đang mệt mỏi, nóng nực, được thưởng thức bát bí đỏ đậu xanh, vừa thanh nhiệt, giải khát - vừa bổ não, bồi dưỡng cơ thể thì không còn gì bằng. Kinh nghiệm này của dân gian thật là một sự kết hợp rất độc đáo: Vừa thanh vừa bổ, là món ăn - bài thuốc kết hợp 2 trong 1 rất tuyệt vời của người xưa.

Những sự kết hợp khác

Ngoài ra, trong việc thực dưỡng hàng ngày, để tránh cảm giác ngán, có thể dùng bí đỏ dưới dạng xào tỏi, nấu canh tôm, canh thịt, nấu chè... Tuy nhiên, một số người không thích ăn bí đỏ vì nó có vị hơi ngọt lợ.

Bí đỏ hầm đậu phộng

Chuẩn bị: Bí đỏ 400g, sườn thăn 400g, đậu phộng (lạc) 50g, xì dầu 2 muỗng canh, tỏi bằm 2 muỗng cà phê đường, muối, tiêu. Nấu thành canh ăn.

Súp bí đỏ tôm

Với hàm lượng sắt, vitamin và muối khoáng cao, bí đỏ là nguồn thực phẩm lý tưởng cho các thì sinh trong những ngày mất ngủ để ôn luyện cho kỳ thi. Tôm là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều chất đạm, các vitamin và nguyên tố vi lượng. Tôm được tôn vinh là vua của các loại hải sản vì có giá trị dinh dưỡng cao. Do vậy, món ăn này rất tốt cho các sĩ tử.

Chuẩn bị: 300g bí đỏ, 500ml nước dùng heo, 150g tôm nõn tươi, 30g bơ, 30g bột mì, hạt nêm, muối. Nấu thành súp ăn.

Đối với những bệnh nhân nghèo, không có điều kiện để điều trị, có thể liên lạc với địa chỉ dưới đây để được bốc thuốc hoàn toàn miễn phí:

Địa chỉ nơi khám 1: Trụ trì Chùa Pháp Tạng Thầy Thích Trí Tuệ cũng là Thầy thuốc.

Phòng thuốc nam từ thiện "Thiện Pháp"

Địa chỉ: C3/8 Lê Đình Chi, xã Lê Minh Xuân, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (028) 3877 3777 - 0918.270.732 - 0912120412

Địa chỉ nơi khám 2: Lương y Nguyễn Văn Tư (còn gọi là Thầy Tư Ngoan) - Trưởng Phòng khám từ thiện Hương Sen.

Địa chỉ: Số 188 ấp Vĩnh Bảo, xã Vĩnh Hậu, huyện An Phú, tỉnh An Giang.

Điện thoại: 0976636304 - 0905931109

Địa chỉ nhà trọ 1:

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=2713370755341588&id=100000060709416

Địa chỉ nhà trọ 2:

https://www.facebook.com/groups/507402229444333/permalink/2295667667284438/

Nên liên lạc đặt giờ trước khi đến.

Góc sưu tầm tổng hợp và bổ sung
Ông Trần Văn Rum - Chuyên gia tư vấn cho bệnh nhân ung thư của nhóm "Chiến thắng ung thư"

comment Bình luận

largeer