Bấm huyệt hạ huyết áp - phương pháp thường dùng trong đông y

Bấm huyệt hạ huyết áp là phương pháp đông y thường dùng bên cạnh uống thuốc, dinh dưỡng và tập luyện. Dưới đây là một số cách bấm huyệt thích hợp.
30/09/2022 14:22

Căng thẳng dẫn tới cao huyết áp

Căng thẳng là một trong những nguyên nhân gây bệnh huyết áp cao. Mà bấm huyết lại là phương pháp kích thích vật lý. Phương pháp này trực tiếp tác động vào các huyệt trên cơ thể gây nên những thay đổi về thần kinh thể dịch, nội tiết. Từ đó ảnh hưởng đến toàn thân. Vì vậy bấm huyết là một trong những phương pháp thích hợp cho người cao  huyết áp. Sau đây là một số cách bấm huyệt giúp hạ huyết áp.

Các cách bấm huyệt hạ huyết áp

- Day huyệt ấn đường: Dùng ngón tay trỏ hoặc ngón giữa bấm day ở huyệt ấn đường khoảng 30 lần.

- Vuốt trán: Dùng hai ngón tay cái hoặc hai ngón trỏ vuốt từ giữa trán sang hai bên cuối huyệt thái dương khoảng 30 lần.

- Chải tóc: Năm ngón tay hơi mở, áp vào tóc phía trước rồi vuốt dần về phía sau gáy khoảng 30 lần.

- Day huyệt thái dương: Dùng hai ngón tay cái hoặc hai ngón giữa day vào huyệt thái dương khoảng 50 lần. Cắt móng tay để tránh làm tổn thương da và đặt phần mềm của ngón vào đúng huyệt cần day.

- Day vuốt về phía sau thái dương: Dùng hai ngón tay cái đặt ở huyệt thái dương. Sau đó vuốt về phía sau khoảng 30 lần.

- Vỗ huyệt bách hội: Ngồi thẳng, mắt nhìn thẳng, hàm răng ngậm lại. Sau đó dùng lòng bàn tay vỗ thành nhịp xung quanh huyệt bách hội. Vỗ nhẹ 3-5 lần, rồi vỗ mạnh hơn một chút cũng từ 3-5 lần.

- Day bấm huyệt phong trì: Dùng hai ngón tay cái ấn vào huyệt phong trì. Day ấn khoảng 15 lần.

- Day bấm huyệt Khúc trì: Dùng ngón tay cái day bấm huyệt Khúc trì, hai bên tay phải và trái, mỗi bên làm 30 lần.

- Day bấm huyệt nội quan: Dùng ngón tay cái day bấm huyệt Nội quan, hai bên phải và trái mỗi bên làm 30 lần.

- Xoa bụng: Tay trái để áp lên mu bàn tay phải, úp vào bụng và xoa khoảng 2 phút.

- Xoa huyệt dũng tuyền: Để chân trái lên đầu gối của chân phải, dùng tay phải xoa mạnh lòng bàn chân trái. Xoa với tốc độ nhanh dần cho đến khi lòng bàn chân nóng lên thì thôi. Sau đó chuyển chân và làm tương tự.

Vị trí các huyệt

- Huyệt ấn đường: Nằm chính giữa hai đầu lông mày.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

- Huyệt thái dương: Nằm ở chỗ lõm phía sau lông mày, giao điểm của đuôi mắt với khóe ngoài mắt.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

- Huyệt bách hội: Nằm ở điểm lõm ngay trên đỉnh đầu. Là điểm giao của đường nối hai đỉnh vành tai với đường dọc cơ thể.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

- Huyệt phong trì: Nằm ở chỗ lõm của bờ trong xương ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang bám vào đáy hộp sọ.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

- Huyệt khúc trì: Gập cánh tay vào ngực. Huyệt ở đầu lằn chỉ nếp gấp khuỷu, nơi bám của cơ ngửa dài.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

- Huyệt nội quan: Nằm ở trên cổ tay 2 thốn. Giữa gân cơ dài bàn tay và gân cơ gấp cổ tay mé xương quay.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

- Huyệt dũng tuyền: Nằm ở dưới lòng bàn chân. Khi co bàn chân và ngón chân lại sẽ xuất hiện chỗ lõm chính là vị trí của huyệt.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Lưu ý khi bấm huyệt hạ cao huyết áp

- Người cao huyết áp nên coi bấm huyệt là phương pháp phối hợp điều trị với dùng thuốc. Trước khi bấm huyệt nên ngồi tĩnh tâm thư giãn, hít thở nhẹ nhàng trong vài ba phút.

- Người cao huyết áp cần phải để cho tinh thần thả lỏng, thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi và nghỉ ngơi đầy đủ.

- Nên tập thể dục đều đặn, thường xuyên để duy trì cân nặng, tránh béo phì.

- Hạn chế chất bột đường, chất béo động vật. Nên ăn cá, thịt nạc, các chất đạm từ thực vật (đậu đỗ, lạc vừng…) và ăn ít muối, uống ít nước. Bên cạnh đó ăn nhiều rau quả tươi có hàm lượng vitamin cao. Kiêng hút thuốc lá, uống rượu bia.

- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra chỉ số huyết áp của mình.

Theo Thaythuocvietnam.vn

comment Bình luận

largeer