Bệnh Adenovirus có thể tăng nặng ở những trẻ có cơ địa như thế nào?

Theo Bệnh viện Nhi Trung ương, tổng số ca nhiễm Adenovirus ghi nhận trong toàn Bệnh viện từ đầu năm 2022 là 1.406 ca bệnh, số ca bệnh nội trú 811 (chiếm gần 58%) với 7 ca tử vong. Vậy Adenovirus nguy hiểm ra sao, bệnh có thể tăng nặng ở những em bé có cơ địa như thế nào?
20/11/2022 10:54

Adenovirus có thể tăng nặng ở những em bé có cơ địa như thế nào?

Trong các tế bào miễn dịch bình thường, hầu hết các trường hợp nhiễm Adenovirus đều không có triệu chứng. Khi các trường hợp nhiễm có triệu chứng, biểu hiện lâm sàng có thể rất đa dạng vì hầu hết các Adenovirus gây bệnh nhẹ đều có ái lực với nhiều loại mô. Tuy nhiên các em bé có cơ địa miễn dịch suy giảm thì bệnh có thể trầm trọng và tử vong. Các hình thái cơ địa đặc biệt đó là đang mắc bệnh nền, suy giảm miễn dịch, đăng mắc bệnh phổi mãn tính.

4oINFyX0

(Ảnh minh hoạ)

Những biến chứng mà trẻ có thể gặp phải khi nhiễm Adenovirus là gì?

Adenovirus có khả năng lây lan rất nhanh trong cộng đồng, nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

- Bệnh phổi mạn tính: Mặc dù hiếm gặp nhưng trẻ bị viêm phổi do Adenovirus có thể phát triển thành bệnh phổi mạn tính.

- Tình trạng nhiễm trùng nặng: Trẻ nhỏ có vấn đề ở hệ thống miễn dịch có nguy cơ bị nhiễm trùng nặng hơn khi nhiễm Adenovirus.

- Lồng ruột: Là bệnh lý nghiêm trọng ở đường ruột gồm ruột non và ruột già, trong đó một đoạn ruột phía trên di chuyển và chui vào lòng của đoạn ruột phía dưới gây tắc nghẽn sự lưu thông của đường ruột. Khi đoạn ruột phía trên chui vào kéo theo các mạch máu, khiến các mạch máu bị thắt nghẹt gây tổn thương đoạn ruột bên dưới và chảy máu. Bệnh diễn biến nhanh, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây hoại tử dẫn đến thủng ruột, gây viêm phúc mạc, nhiễm trùng máu, đe dọa tính mạng trẻ.

Virus Adeno mà nhiều trẻ đang nhiễm phải nguy hiểm như thế nào?

Năm 1953, Rowe và cộng sự phân lập được các chủng Adenovirus đầu tiên từ mô sùi vòm họng và hạch hạnh nhân của người. Vì chúng gây thoái hóa tế bào nên được gọi là virus A.D ( Adenoid degenerative). Sau đó những virus tương tự được phân lập từ người lành và người bệnh với các tên gọi khác nhau như: virusAPC (Adeno Pharyngeal Conjunctival), virusARD (Acute Respiratory Diseases)... Năm 1956, tên Adenovirus được đặt cho nhóm này và tên này được dùng cho đên ngày nay.

Adenovirus thuộc họ Adenoviridae. Có hai giống được công nhận là Aviadenovirus (chim) và Mastadenovirus (người và động vật có vú). Các Adenovirus người gồm có 41 typ huyết thanh khác nhau, trong đó có nhiều typ huyết thanh có thể gây bệnh cho người. Adenovirus có thể tồn tại và gây bệnh được khá lâu ở ngoại cảnh, ở nhiệt độ phòng có thể tồn tại trong vòng 30 ngày, 37 độ C sống được 15 ngày, 40 độ C chúng sống được nhiều tháng, -200 độ C sống được nhiều năm. Nước sôi 1000 độ C, tia cực tím, cloramin dễ dàng huỷ được virus, bị mất độc lực nhanh và chết ở 56 độ C từ 3 đến 5 phút. Ngoài ra các dung môi hữu cơ như ete, axeton đều không diệt được virus.

Adenovirus người lưu hành rộng rãi khắp nơi trên thế giới. Chúng có khả năng gây ra nhiều bệnh ở đường hô hấp, ở mắt và ở đường tiêu hóa trẻ em và người lớn. Bệnh do Adenovirus xuất hiện quanh năm, phát triển mạnh vào thời điểm giao mùa.

Hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh nhẹ và phục hồi hoàn toàn trừ một số typ có thể gây biến chứng nặng trên các trẻ có cơ địa suy giảm miễn dịch. Bệnh viêm phổi cấp do Adenovirus typ 3,4,7 và 14 gây ra và thường xuyên xảy ra trong các tập thể thanh thiếu niên, đặc biệt typ7 thường xảy ra ở viêm phổi nặng, chủ yếu ở trẻ em, tỷ lệ tử vong cao, khi khỏi để lại di chứng ở phổi.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga - Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

comment Bình luận

largeer