Bệnh hoàn hảo đằng sau những đứa trẻ tự kỷ

Những nét chữ đẹp như đánh máy nhưng đó chẳng phải chuyện đáng mừng khi cậu bé 16 tuổi mắc bệnh đáng thương.
10/11/2019 05:30

Một người viết chữ đẹp đáng hoan nghênh và ngưỡng mộ chứ sao lại bi thương? Người ta thường nói "nét chữ nét người", tức là nhìn thấy chữ của một người, dường như nhìn thấy tinh thần, phong thái của người đó.

Nét chữ đẹp luôn thu hút sự chú ý của nhiều người. Cậu bé 16 tuổi, viết chữ tay nhưng không thua máy tính bởi các nét chữ vuông thành sắc cạnh đẹp khó tả.

cong-suc-khoe-1

Đó là Lâm Văn Bân với khả năng viết chữ tay giống hết một văn bản được in ra từ máy tính. Hầu hết ai cũng khen ngợi tài năng của Lâm Văn Bân, nhiều người còn gọi cậu là "thiên tài".

Nhưng không ai có thể ngờ rằng, Lâm Văn Bân là một người tự kỷ. Khi Lâm Văn Bân được 2 tuổi, mẹ anh phát hiện ra rằng con trai có chút nhút nhát, sống nội tâm.

Tiểu Bân càng trở nên trầm tĩnh bao nhiêu thì bố mẹ cậu càng lo sợ bấy nhiêu, cậu thờ ơ, không chút động lòng với mọi thứ xung quanh.

Người mẹ đã nhận ra điều gì đó không ổn, nên đã nhanh chóng đưa con trai đến bệnh viện kiểm tra.

Kết quả bác sĩ nói với người mẹ sự tự ti, nhút nhát này chính là thể hiện đứa trẻ mắc chứng tự kỷ. Tiểu Bân bắt đầu tìm đến con chữ như một cứu cánh cố giải thoát khỏi sự tù túng và bế tắc.

Nhiều năm trời, Lâm Văn Bân tìm cách làm hoàn thiện chữ của mình, chỉ một thời gian ngắn sau, thành quả cuối cùng giúp Lâm Văn Bân viết chữ đẹp như bản in.

Dù không nguy hiểm và khá phổ biến nhưng tự kỉ vốn được coi là một căn bệnh lạ bởi các chỉ số đo điện não không phát hiện ra nguyên nhân.

Cho đến nay, nguyên nhân của bệnh tự kỉ được biết đến do sang chấn tâm lý.

Tự kỷ ở trẻ em hiện nay ngày càng tăng lên ở những năm gần đây và do rất nhiều tố dẫn đến. Thực tế, giai đoạn đầu của tự kỷ đều có những dấu hiệu.

Nếu con bạn có những dấu hiệu sau đây, các bà mẹ nên chú ý. Nếu cần thiết, nhất định phải đến bệnh viện để gặp bác sĩ tâm lý.

cong-suc-khoe-2

Không thể phủ nhận rằng con người là động vật quần cư, có tính xã hội và không thể tách rời hoàn toàn khỏi xã hội.

Trẻ em mắc chứng tự kỷ thường có nỗi sợ hãi xã hội và không thích giao tiếp với người khác. Tự kỷ được cho là bệnh lý của não vì có rối loạn phát triển thần kinh (như có thay đổi cấu trúc tiểu não, thùy trán, thùy thái dương, thiếu hụt hoạt hóa cấu tạo lưới, bất thường về sinh hóa thần kinh) do có những gen bất thường.Tuy nhiên những vấn đề nêu trên vẫn đang là giả thuyết. Tỉ lệ chẩn đoán trẻ mắc tự kỷ trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên với tần xuất gặp 1 trên 100 trẻ, trong đó tự kỷ điển hình chiếm 16,8% .Trẻ trai bị nhiều hơn trẻ gái từ 4 đến 6 lần.

Một đứa trẻ mắc chứng tự kỷ nghiêm trọng thậm chí có thể mất hoàn toàn các kỹ năng giao tiếp và khó có thể nói chuyện với người khác.

Theo khảo sát, trẻ tự ti càng dễ mắc chứng tự kỷ và trầm cảm. Nếu trẻ đột nhiên trở nên vô cùng tự ti, thậm chí mất niềm tin vào cuộc sống, cha mẹ cần phải cho trẻ đi kiểm tra sức khỏe tâm lý.

Một dấu hiệu đáng chú ý của tự kỷ là tự ti, khép kín bản thân, không muốn giao tiếp và tiếp xúc với mọi người, mất khả năng ngôn ngữ và không có cách nào để thể hiện thông qua lời nói.

Nhiều trẻ tự kỷ vài năm mới nói được vài từ, thời gian bên cạnh chúng dường như tĩnh lại. Sau một thời gian dài, thậm chí trẻ còn quên mất cách gọi bố mẹ.

Đứa trẻ hoạt bát, vui vẻ, ngây thơ hồn nhiên, khi xảy ra chuyện sẽ khóc một lúc rồi sẽ qua đi, đây là những đứa trẻ bình thường.

Minh Anh (Nguồn Nerdsleep)

 

 

comment Bình luận

largeer