Bệnh tay chân miệng có lây sang người lớn không?

Có thể nói, tay chân miệng là một loại bệnh khá quen thuộc đối với trẻ em. Đây được biết đến như một dịch bệnh mùa nóng thường gặp ở trẻ em. Vậy còn người lớn, liệu có bị lây căn bệnh này khi chăm sóc trẻ em hay không?
13/10/2018 11:28

Bệnh tay chân miệng lây lan qua những con đường nào?

Chăm sóc cho trẻ em hẳn là trách nhiệm của cha mẹ khi bé bị bệnh tay chân miệng. Vậy thì trong quá trình chăm sóc cho con mình, liệu người lớn có bị nhiễm phải virus gây bệnh tay chân miệng này hay không?

Theo như nhiều nghiên cứu, bệnh tay chân miệng được phát hiện ở đa số những bé dưới 5 tuổi. Giai đoạn này bé có sức đề kháng yếu. Và trẻ nhỏ bị lây bệnh thông qua đường hô hấp, trẻ khi đã mắc bệnh chỉ cần tiếp xúc với nhau bằng cách nói chuyện, chơi chung với nhau, hay sử dụng phải những vật dụng mà trẻ mắc bệnh tay chân miệng cầm phải cũng đều khiến cho bé bị nhiễm bệnh.

Bệnh tay chân miệng có lây sang người lớn không. Trẻ nhỏ bị lây bệnh thông qua đường hô hấp

Hay nói cách khác, phương thức truyền nhiễm bệnh tay chân miệng chủ yếu thông qua đường hô hấp. Ngoài ra, bệnh tay chân miệng còn là bệnh do virus đường ruột, lây theo đường tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi họng, nước bọt, dịch nốt phỏng, phân của người nhiễm virus (người bệnh và người lành mang trùng và người bệnh)

Phương thức lây lan bệnh dễ dàng nên vì thế mà bệnh dễ nhanh chóng phát triển thành dịch nếu như có trường hợp mắc phải. Quay lại với đề tài, bệnh tay chân miệng liệu có lây sang sang người lớn một khi chăm sóc cho trẻ hay không?

Bệnh tay chân miệng có lây sang người lớn không?

Nếu hỏi bệnh tay chân miệng có lây sang người lớn hay không thì câu trả lời là "có". Bệnh tay chân miệng có thể gặp ở bất kì đối tượng nào. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Đối với người lớn, khi người lớn tiếp xúc với virus gây bệnh thì bản thân cũng đã mang mầm bệnh. Chỉ có điều các thống kê từ trước đến nay cho thấy, trên cơ thể người lớn, virus này ít gây nên triệu chứng sốt, nổi bóng nước và biến chứng như ở trẻ con.

Chính vì thế, các mẹ thực hiện chăm soc bé cần lưu ý những biện pháp phòng tránh để không mắc phải bệnh tay chân miệng này, bởi vì không có nghiên cứu nào khẳng định 100% người lớn sẽ không mắc phải bệnh tay chân miệng.

Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng

Với bệnh này, cần chú trọng bàn tay là đường lây truyền bệnh lớn nhất của trẻ nhỏ. Hơn 99% bệnh xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi do trẻ có hệ miễn dịch non kém. Về cơ bản đây là bệnh lành tính, diễn biến trong vòng 7 - 10 ngày thì các triệu chứng sẽ hết. Tất nhiên là nếu ở thể nặng thì bệnh có thể kéo dài rất lâu và gây ra một số biến chứng như: Viêm não, suy tim, phù phổi cấp... Với những trường hợp này, người mắc bệnh phải kịp thời nhập viện điều trị theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh tay chân miệng có lây sang người lớn không. Bệnh tay chân miệng ở người lớn xuất hiện các biểu hiện mụn nước trên mũi, cằm.

Người lớn cũng có thể nhiễm bệnh này, nhưng không đáng ngại, thường không có triệu chứng. Tuy nhiên, các thành viên gia đình nên chú ý vệ sinh, đảm bảo không lây nguồn bệnh cho những người xung quanh, hàng xóm.

Bệnh tay chân miệng xuất hiện ở người lớn thường có biểu hiện sau: Các mụn nước xuất hiện trên mũi, môi và cằm. Để tình trạng bệnh có thể cải thiện, người lớn nên uống nhiều nước, hạ sốt bằng các loại thuốc không cần kê đơn có sẵn như ibuprofen. Đồng thời phải giữ độ ẩm cho da bằng cách tắm nước nóng và sử dụng kem dưỡng ẩm để giữ ẩm cho da.

comment Bình luận

largeer