Trẻ bị bệnh tay chân miệng nên ăn gì?

Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ thường tái phát vào thời tiết nắng nóng. Trong quá trình điều trị kháng sinh không góp vai trò giúp trẻ chống lại sự xâm phạm của virus. Thay vào đó chủ động phòng phòng bệnh bằng các món ăn sẽ là phương pháp hiệu quả nhất. Vậy khi trẻ bị bênh tay chân miệng nên ăn gì?
11/10/2018 21:56

Chế độ dinh dưỡng cho bé bị bệnh tay chân miệng

Để điều trị cũng như hỗ trợ bé trong việc nhanh khỏi bệnh tay chân miệng. Mẹ cần phải xây dựng một chế độ ăn uống khoa học cho bé. Cụ thể:

Bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ một cách hợp lí, cân đối đầy đủ các nhóm thực phẩm, đặc biệt chú ý cung cấp đầy đủ chất đạm (protein) từ sữa, trứng, cá, thịt, đậu đỗ. Bản chất của các kháng thể là protein, vì bậy nên cung cấp đầy đủ các kháng thể để trẻ phòng chống bệnh tật.

Trẻ bị bệnh tay chân miệng nên ăn gì. Cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lí cho trẻ em bị tay chân miệng

Không thể thiếu vai trò của việc bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng, bao gồm các  vitamin: A, D, C và các khoáng chất như kẽm, sắt, selen, canxi, magie... Việc này vô cùng quan trọng. Bởi vì, ở trẻ nhỏ, những vi chất này đóng vai trò không thể thiếu, hỗ trợ các hoạt động chức năng, gián tiếp tác động tích cực lên hệ miễn dịch.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng, bạn cũng nên chú ý đến thời gian cho bé ăn khi bị bệnh. Bạn nên cho bé ăn với sô lượng ít, nhưng chia ra nhiều bữa trong một ngày để hệ tiêu hóa của bé có thể hấp thu tốt hơn.

Một số thực phẩm dinh dưỡng mẹ nên cho bé ăn khi bị tay chân miệng

Để bổ sung vi chất dinh dưỡng cho bé mẹ có thể tìm mua những nguồn thức ăn phong phú hàng ngày như:

Bổ sung protein: bằng các loại thịt gà, thịt heo, thịt bò ...

Các thực phẩm giàu vitamin A: lòng đỏ trứng, gan và các loại rau củ, quả có màu vàng đỏ, xanh đậm, cà rốt, bí đỏ, dầu gấc, đu đủ, rau ngót, rau dền, cải bó xôi

Giàu vitamin D: lòng đỏ trứng, dầu gan cá

Giàu vitamin C: các loại quả chín và rau xanh, nhiều nhất trong bưởi, cam, quýt, chanh

Các khoáng chất như kẽm có nhiều trong đồ hải sản: hàu, ngao, trong lòng đỏ trứng, thịt gà, thịt thăn và đậu đỗ, sắt có trong gan, tim, bầu dục, thịt bò, thịt gà

Canxi nhiều trong sữa, các chế phẩm từ sữa, tôm, cua, cá...

Thực đơn gợi ý cho trẻ bị bệnh tay chân miệng

Cháo lươn bí ngòi

Cách chế biến: Lươn sau khi mua về rửa sạch, chuần quan với nước sôi, ướp với ít muối và ít dấm. Sau khi thịt đã nguội, tách riêng phần thịt lươn ra. Bí ngòi đem ngâm rửa, để vỏ, sắc chéo. Tiếp theo nấu cháo, bạn có thể bỏ phần xương lươn đã lọc ở bước trên vào để ngọt cháo hơn. Để cháo sôi, bắt riêng một bếp khác để phi hành khô, lươn đảo dần cho săn, bí ngòi đảo chín và xay nhuyễn. Rồi đổ hỗn hợp vào nồi cháo, khấy đều.

Trẻ bị bệnh tay chân miệng nên ăn gì. Cháo lươn bí ngòi là món ăn bổ dưỡng cho trẻ bị tay chân miệng

Cháo cá hồi thơm ngon cho bé bị tay chân miệng

Cách thực hiện: Cá hồi mau về, rửa sạch, tách riêng phần xương và phần thịt ra. Phần xương giữ lại, ngâm với một ít giấm, đem chần với nước sôi, có thả vài lát gừng, đem phần xương này đi ninh nhừ và lọc lấy nước.

Cho gạo vào nồi nước cá hồi hầm thành cháo chín nhừ. Thịt cá hồi đem cắt nhỏ hoặc đánh tơi, phi thêm hành, xào chung, nêm gia vị. Bí đỏ cắt nhỏ, cho vào nồi cháo đã nấu chín và nấu nhừ bí đỏ. Cho phần thịt cá vào nồi, rắc chút hành hoa vào cho thơm. Nếu trẻ quá bé thì nên nấu cháo lỏng và không cần nêm hành, bí đỏ có thể xay nhuyễn rồi sau đó bỏ vào cháo sau.

comment Bình luận

largeer