Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum điều trị cho 1 bệnh nhân bị đái tháo đường sử dụng thuốc mua trên mạng của "thần y" khiến bệnh nặng hơn
Người bệnh X (44 tuổi, sống tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) phát hiện mắc đái tháo đường típ 2 vào đầu năm 2023. Cách đây khoảng 2 tháng, người bệnh vô tình xem được quảng cáo, thuyết giảng trên mạng xã hội của một trang cá nhân tên là Thích Tuệ Hải về việc cam kết chữa dứt điểm tiểu đường nên đã liên lạc để mua sử dụng.
Người bệnh chia sẻ: “Tôi gọi điện cho thầy Thích Tuệ Hải theo số điện thoại có ghi trên Facebook, gặp thầy triển khai nghe cũng thấy hợp lý nên đã đồng ý mua 1 liệu trình gồm 4 lọ thuốc uống trong 3 tháng cam kết trị hết hẳn bệnh đái tháo đường. Một liệu trình như vậy là 2,3 triệu đồng”.

Bác sĩ đang thăm khám cho bệnh nhân
Với niềm tin sẽ trị khỏi hẳn bệnh đái tháo đường của bản thân chỉ với 1 liệu trình thuốc của “thần y”, sau 1 tuần sử dụng thuốc, người bệnh cảm thấy người yếu, đau đầu nhiều, mờ mắt, chân tay tê bì nên đã đến khám tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum. Tại đây, người bệnh đã được cho nhập viện với chẩn đoán đường huyết tăng (rất) cao.
BS CKI Nguyễn Thị Ngọc Trâm, công tác tại Khoa Nội tổng hợp, cho biết:“Trường hợp này qua xét nghiệm cho thấy lượng đường trong máu cao gấp 4 lần ngưỡng bình thường trên của người mắc đái tháo đường; lượng đường trong nước tiểu là 1.000 mg/dl, keton 80 mg/dl, trong khi bình thường bằng O. Việc đường huyết tăng cao như vậy nếu không được xử trí kịp thời có thể dẫn đến hôn mê, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh”.
Tại Phòng khám nội, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum không khó bắt gặp các trường hợp người bệnh tự ý bỏ thuốc hoặc sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ gây ảnh hưởng quá trình điều trị và sức khỏe. Vì vậy, BS CKI Nguyễn Thị Ngọc Trâm khuyến cáo: “Người bệnh cần nghiêm túc theo dõi và điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt không tự ý dừng thuốc, mua và sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, các loại thuốc lá cây và nhất là các loại thuốc rao bán, quảng cáo như “thần dược” trên mạng xã hội”.
Hiện nay, tình trạng rao bán, quảng cáo các liệu trình chữa bệnh, thuốc bí truyền có công dụng “trị dứt điểm”, “dùng một liều là khỏi” trên mạng xã hội diễn ra tràn lan. Vì vậy, người bệnh cần tỉnh táo khi lựa chọn phương pháp điều trị, không nên tin vào những lời truyền miệng, quảng cáo không căn cứ để phải trả giá đắt bằng chính sức khỏe, thậm chí là tính mạng của bản thân.
Theo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm