Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc cấp cứu và điều trị thành công cho 1 trẻ sơ sinh bị suy đa tạng, hít phân su nặng

Vừa qua, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc đã cấp cứu và điều trị thành công cho 1 trẻ sơ sinh bị suy đa tạng, hít phân su nặng sau sinh, chuyển đến từ Bệnh viện Lạc Việt.
27/10/2023 09:50

Cụ thể: ngày 10/10, Khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực Sơ sinh của Bệnh viện Sản - Nhi có tiếp nhận một bé trai là con của sản phụ Ôn Thị Thuỷ N., hộ khẩu thường trú tại xã Hợp Lý, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, nhập viện khi vừa sinh được 4 giờ tuổi tại Bệnh viện Lạc Việt, trong tình trạng: Suy hô hấp, suy tuần hoàn, rối loạn đông máu nặng, hít phân su.

Trẻ sau sinh được các bác sĩ đánh giá trên người và trong dịch phế quản có rất nhiều phân su, mặc dù đã được các y bác sĩ tại Bệnh viện Lạc Việt cấp cứu, điều trị, nhưng tình trạng suy hô hấp của trẻ đáp ứng kém, và trẻ được chuyển đến Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Vĩnh Phúc để điều trị.

395177656_745762380898046_8259084118499855240_n

Diều dưỡng chăm sóc cho trẻ sơ sinh

Tại thời điểm tiếp nhận bệnh nhi, kíp trực khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực sơ sinh nhận định trẻ có tình trạng bệnh rất nặng, đe doạ tính mạng, cần phải được cấp cứu, hồi sức tích cực. Ngay lập tức trẻ đã được: đặt ống Nội khí quản, thở máy xâm nhập; truyền kháng sinh tĩnh mạch điều trị nhiễm khuẩn nặng; dùng thuốc vận mạch chống sốc; truyền huyết tương điều trị rối loạn đông máu nặng; nhịn ăn, nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn; nằm giường hồi sức tích cực với chế độ chăm sóc đặc biệt.

Sau 10 ngày chăm sóc và điều trị hồi sức tích cực, tại khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực Sơ sinh của Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Vĩnh Phúc, cháu bé đã ổn định về hô hấp, tuần hoàn và nhiễm khuẩn, đã tự thở, ăn bú tốt và được ra ghép với mẹ, và người nhà chăm sóc.

Cũng theo bác sĩ Nguyễn Văn Nhiên cho biết: Trẻ sơ sinh thường bài tiết phân su ở những giờ đầu sau sinh. Tuy nhiên, có 1 số bé bài tiết phân su từ lúc còn trong bụng mẹ, ở những tháng cuối thai kỳ. Tỷ lệ hít phân su gặp nhiều ở trẻ sau 40 tuần thai. Khi trẻ hít phân su vào phổi, có thể có các biểu hiện: khó thở, tím tái, da, rốn và tóc dính phân su… nếu không được cấp cứu đúng cách và kịp thở, trẻ có thể suy hô hấp nặng hơn, kéo theo suy tuần hoàn, thậm chí có thể tử vong.

Khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực Sơ sinh của Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Vĩnh Phúc đã cấp cứu và điều trị thành công cho nhiều trẻ suy hô hấp nặng trong đó có nguyên nhân hít phân su. Là Bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh trong lĩnh vực Sản khoa và Nhi khoa, được đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế hiện đại, cùng đội ngũ cán bộ y tế có tay nghề cao, Bệnh viện đã và đang thực hiện sứ mệnh cao cả trong chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân trong tỉnh và các vùng lân cận.

Theo Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Vĩnh Phúc

comment Bình luận

largeer