Bị nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì?
Bệnh nhiễm trùng đường ruột là gì?
Nhiễm trùng đường ruột là bệnh phổ biến mà nhiều người mắc phải. Bệnh có những biểu hiện dễ nhận biết như tiêu chảy cấp tính vài ngày, đau bụng, mót rặn... Bệnh phát triển qua 5 giai đoạn là ủ bệnh, khởi phát, toàn phát, tái phát và hồi phục.
Đây là bệnh lây qua đường ăn uống, thực phẩm và nguồn nước chứa vi sinh vật gây bệnh.
Nguyên nhân gây ra nhiễm trùng đường ruột
Nguyên nhân phổ biến nhất là mầm bệnh xâm nhập qua bệnh. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân khác như tiếp xúc với nước bị ô nhiễm và vệ sinh kém.
+ Các mầm bệnh: Mầm bệnh đi từ bên ngoài vào cơ thể gây kích thích các mô đường tiêu hóa. Điều này khiến cho đường tiêu hóa bị viêm nhiễm và đau.
+ Nguồn nước bị ô nhiễm: Cơ thể người tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng ruột.

Bệnh nhiễm trùng đường ruột phát triển qua 5 giai đoạn là ủ bệnh, khởi phát, toàn phát, tái phát và hồi phục
+ Vệ sinh kém: Tình trạng này tạo điều kiện để vi khuẩn lây lan, nhiễm trùng đường ruột. Vì thế trước khi ăn cần rửa tay sạch tránh vi khuẩn xâm nhập.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Phó khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới trung ương - khuyến cáo người dân không chủ quan với các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa có nguyên nhân trực tiếp từ việc ăn uống.
Người mắc các chứng bệnh này thường có biểu hiện sốt, đau bụng, tiêu chảy... Nếu không chữa trị sớm, chúng sẽ tiến triển nặng, thậm chí bùng phát thành dịch.
Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe, người dân cần lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh, chế biến kỹ.
Bị nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì?
Uống nhiều nước: Đừng ít hơn 2,5 lít/ngày, chia ra 6-8 lần trong ngày, đặc biệt là ly nước lớn 300 ml vào buổi sáng sớm lúc bụng đói. Nếu được nước khoáng loại có nhiều kalium và magnesium càng hay vì nước vừa nhuận trường vừa lợi tiểu.
Giảm “thịt đỏ”: Đạm động vật là một trong các nguyên nhân gây dị ứng và lên men trong khung ruột.
Ưu tiên “thịt trắng”: Chẳng hạn thịt gia cầm, tất nhiên nếu thịt, trứng không tẩm thuốc kháng sinh, không ướp bằng nội tiết tố.
Chú trọng thịt “giả”: Như đậu hủ, vừa dồi dào chất đạm, vừa là nguồn cung ứng chất vôi cần thiết cho chức năng chống dị ứng của tuyến thượng thận.

Bị nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì? Bạn nên hạn chế ăn thịt đỏ động vật
Ăn định kỳ trứng luộc hoặc cá biển: Tối thiểu ba lần trong tuần có món trứng luộc hay cá biển để cung cấp sinh tố D - chất có tác dụng kháng viêm trong bệnh đường ruột theo kết quả nghiên cứu trong thời gian gần đây.
Sữa chua, chuối già và khoai lang: Trên bàn ăn nên thường xuyên có ba món sữa chua, chuối già và khoai lang nhằm bổ sung kalium và sinh tố B6 - hai hoạt chất rất dễ thiếu hụt khi đường ruột trục trặc.
Chuộng trái cây: Ăn vặt nhiều lần trong ngày với trái cây để cơ thể được liên tục tiếp tế sinh tố C. Thiếu sinh tố C thì các vết loét li ti trên niêm mạc ruột khó lành. Đừng quên trái ổi vì ổi vừa dồi dào sinh tố C, vừa cung cấp chất chát với tác dụng trấn an đường ruột.
Rượu thuốc: Nếu thích rượu thuốc thì ly nhỏ rượu quế, hay rượu vang trắng ngâm thì là, hoặc rượu sa nhân là món nên có sau mỗi bữa ăn. Nhưng nên nhớ là uống một ly nhỏ khác xa với ực luôn… một xị.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Sẹo và thuốc trị sẹo Kaapvaal từ Công nghệ Y học tái tạo
Sẹo là dấu vết không mong muốn sau mỗi tổn thương trên da, có thể xuất hiện do tai nạn, bỏng, mụn trứng cá, phẫu thuật hoặc bệnh lý da liễu. Dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng sẹo có thể gây mất thẩm mỹ, khiến nhiều người mất tự tin.March 21 at 10:00 am -
Pfizer và VNVC ký thảo luận về sản xuất vắc xin
Tập đoàn dược phẩm hàng đầu thế giới Pfizer và Hệ thống tiêm chủng VNVC vừa ký kết hợp tác chia sẻ kiến thức, xây dựng nhà máy sản xuất vắc xin đạt chuẩn quốc tế tại Việt Nam.March 19 at 10:56 am -
Sữa & Bỉm Thanh Hiền - Nâng niu yêu bé, chăm sóc mẹ mỗi ngày
Với 9 năm hoạt động, cửa hàng Sữa & Bỉm Thanh Hiền khẳng định là điểm đến uy tín, đồng hành cùng ba mẹ trong chăm sóc bé. Phương châm "Vì con yêu là điều quý giá", Thanh Hiền đã mang đến sản phẩm chất lượng cho bé trong suốt hành trình khôn lớn.March 18 at 4:51 pm -
Hệ thống tiêm chủng VNVC tặng Bộ Y tế 500.000 liều vaccine sởi chống dịch
Chiều 17/3, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC đã trao tặng 500.000 liều vaccine sởi (MVVAC - Việt Nam) cho Bộ Y tế, nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ bao phủ vaccine sởi trên toàn quốc.March 18 at 9:04 am