Biến chứng nguy hiểm của viêm loét dạ dày
Thủ phạm gây viêm loét dạ dày
PGS PGS Bùi Hữu Hoàng – Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM - cho biết viêm loét dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra.
Đầu tiên, do dạ dày tăng tiết acid và pepsin làm phá hủy niêm mạc dạ dày. Bình thường, dạ dày được một lớp chất nhầy bao phủ bên trên để che chở chống lại sự phá hủy của acid. Ở một số người, lớp nhầy bảo vệ này được tạo ra ít hơn thông thường hoặc lượng acid được tiết ra quá nhiều, ăn mòn niêm mạc dạ dày và gây ra loét.
Viêm loét dạ dày nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP). PGS Hoàng cho biết hiện tỷ lệ nhiễm HP chiếm khoảng 75% trong loét dạ dày và gần như 100% trong loét hành tá tràng.
Ngoài ra, các nguyên nhân khác: thuốc lá, rượu, u tăng tiết gastrin của tụy tạng gây tăng tiết acid của dạ dày (hội chứng Zollinger - Ellison), dùng aspirin hay thuốc chống viêm không steroid hoặc corticoid quá nhiều hoặc dùng dài hạn (trong đau xương khớp).
Viêm loét dạ dày ngay càng gia tăng
Đặc biệt, nguyên nhân gây viêm loét dạ dày do tinh thần căng thẳng lo âu, sau một nhiễm trùng, chấn thương, hoặc bỏng nặng… có thể tạo tình trạng stress cũng làm tăng tiết axit và gây loét.
Viêm loét dạ dày không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:
Biến chứng chảy máu: nôn ra máu (có thể có lẫn thức ăn), đi tiêu phân đen như bã cà phê hoặc nhựa đường.
Hiện tượng hẹp môn vị: PGS Hoàng cho biết do thức ăn ứ đọng trong dạ dày, lắc bụng phát hiện dấu hiệu óc ách khi đói, dạ dày giãn to... Một số trường hợp viêm loét dạ dày dẫn đến thủng dạ dày. Có thể nhận biết rõ dấu hiệu này với các biểu hiện bằng đau bụng đột ngột dữ dội, bụng gồng co cứng…
Biến chứng nguy hiểm nhất của viêm loét dạ dày là ung thư dạ dày trên nền vết loét. Vì thế, PGS Hoàng cần chẩn đoán bệnh sớm. Để xác định bệnh, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân nội soi dạ dày bằng ống mềm.
Sống chung với viêm dạ dày thế nào?
Theo TS Trương Hồng Sơn – Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, viêm loét dạ dày cần xác định điều trị lâu dài và bệnh dễ tái phát.
Bác sĩ Sơn cho biết đối với người đau dạ dày cần có nguyên tắc ăn uống rất qua trọng. Ngoài điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa người bị viêm loét dạ dày cần đảm bảo nguyên tắc trong ăn uống.
Thứ nhất: Ăn đủ bữa. TS Sơn cho biết có nhiều tranh luận rằng bữa sáng có cần không, bữa tối cần không nhưng với những người đau dạ dàu ít nhất phải 3 bữa.
Thứ hai: ăn điều độ. Người đau dạ dày có thể ăn 1 số bữa phụ. Bị đau dạ dày ăn ít cũng đau, ăn nhiều quá cũng đau nên cần ăn ngay khi đói và dừng trước khi no.
Thứ 3: Ăn thức ăn tránh kích ứng. Trong bữa ăn đôi khi dạ dày tổn thương tạo ra các điểm không thuận lợi như khô, cứng cũng không tốt. Theo TS Sơn những người đau dạ dày do tổn thương niêm mạc thì cần để ý các thức ăn kích ứng niêm mạc như ớt, hạt tiêu. Một số người bị kích ứng mà ăn ớt, tiêu sẽ dễ đau.
Khi niêm mạc tổn thương, axit niêm mạc dạ dày nhiều nên hạn chế đồ ăn axit như đồ ăn vị chua, hoa quả vị chua, hoặc thức ăn như dưa muối, cà muối…
Thứ 4: Ăn xong không vận động quá mạnh. Những người trẻ, trẻ em ăn xong chạy nhảy sẽ gây ra cơn đau dạ dày.
Thứ 5: Thực phẩm nên tránh như hạn chế các loại nhiều dầu mỡ vì một số đồ mỡ, nước sốt đậm đặc vào dạ dày kích thích tăng axit gây nặng hơn.
Không nên uống đồ uống rượu bia, café. Để biết bản thân mình không nên ăn gì rất đơn giản chỉ cần theo dõi chính cơ thể mình để biết được cần tránh thực phẩm nào.
Ngoài ra, TS Sơn cho biết, một số nhóm thực phẩm dùng tốt như bánh mì do nó có đặc điểm hút dịch vị, giảm bớt đau dạ dày. Nếu ăn bánh mì nướng nếu thêm sốt, mứt sẽ gây đau nên ăn bánh mì không.
Một số thực phẩm như sữa chua có thể bảo vệ niêm mạc. Một số loại rau cần ăn đó là rau nấu chín, không nên ăn rau sống. Tăng chất xơ hòa tan như chuối chín
Các loại hoa quả tốt cho người đau dạ dày như quả táo, nước táo. Uống đủ nước hàng ngày.
Theo PLBĐ
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm