Viêm loét dạ dày có thể gây biến chứng nguy hiểm nào?

Viêm loét dạ dày là căn bệnh có tỉ lệ mắc cao trong cộng đồng và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Căn bệnh này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như do vi khuẩn Hpylori, do chế độ ăn không điều độ, do suy nghĩ căng thẳng quá nhiều, do tác dụng phụ của 1 số thuốc…
29/09/2020 09:00

Loét xuyên thấu dính vào cơ quan kế cận

Khi tình trạng viêm loét dạ dày kéo dài mà không được điều trị, sẽ khiến các vết loét ngày càng sâu rộng và dính vào các cơ quan kế cận như tụy, mạc nối nhỏ, đường mật, gan, mạc nối lớn, mạc treo đại tràng, đại tràng ngang.

Các vết loét này thường ở vị trí mặt sau hoặc loét bờ cong lớn dạ dày.  Đặc điểm của chúng là đau dữ dội ít đáp ứng với điều trị, loét xuyên vào tụy thường đau ra sau lưng hoặc biểu hiện viêm tụy cấp, loét thủng vào đường mật chụp đường mật hoặc siêu âm có hơi trong đường mật hoặc baryte vào đường mật. 

Nếu rò dạ dày - đại tràng gây đi chảy phân sống và kém hấp thu, cần điều trị phẫu thuật. 

20200427_065827_106310_Hinh-anh-viem-loet-.max-1800x1800

Thủng dạ dày

Vết loét ăn sâu vào thành dạ dày hay tá tràng có thể gây thủng. Đây là biến chứng thứ nhì sau chảy máu (6%), đàn ông nhiều hơn phụ nữ. Loét mặt trước hoặc bờ cong nhỏ thì thủng vào khoang phúc mạc lớn, loét mặt sau thì thủng vào cơ quan kế cận hoặc hậu cung mạc nối. 

Khi bị thủng dạ dày thường khởi đầu bằng cơn đau dữ dội kiểu dao đâm đó là dấu viêm phúc mạc và nhiễm trùng nhiễm độc. Chụp phim Xquang ổ bụng không chuẩn bị hoặc siêu âm có hình ảnh liềm hơi dưới cơ hoành nhất là bên phải.  Nếu không cấp cứu kịp thời sẽ gây nguy hiểm tính mạng. 

Chảy máu/ Xuất huyết dạ dày 

Đây chính là biến chứng thường gặp nhất nhưng khó đánh giá tần số chính xác. Khoảng 15 - 20% bệnh nhân loét có một hoặc nhiều lần chảy máu; loét tá tràng thường chảy máu (17%) so với dạ dày (12%), người già chảy máu nhiều hơn người trẻ. Biến chứng chảy máu thường xảy ra trong đợt loét tiến triển nhưng cũng có thể là dấu hiệu đầu tiên.  

Chẩn đoán dựa vào nội soi cần thực hiện sớm để chẩn đoán và điều trị. Tần suất tái phát là 20%, tiên lượng tốt nếu chảy máu tự ngưng trong vòng 6 giờ đầu. 

Nguy cơ tái phát cao >50% nếu:  

+ Chảy máu từ tiểu động mạch tạo thành tia.  

+ Mạch máu thấy được ở nền ổ loét  

+ Chảy máu kéo dài >72 giờ. 

Các triệu chứng có thể gặp như đau tức vùng thượng vị, nôn ra máu, đi ngoài phân đen kèm theo các rối loạn tiêu hóa khác.

Hẹp môn vị: 

Thường gặp nhất khi ổ loét nằm gần môn vị. Gây ra do loét dạ dày hoặc tá tràng hoăc phản ứng co thắt môn vị trong loét dạ dày nằm gần môn vị, hẹp có thể do viêm phù nề môn vị.

Bệnh nhân bị biến chứng hẹp môn vị thường cảm thấy nặng bụng sau ăn, nôn ra thức ăn cũ > 24 giờ. Dấu óc ách dạ dày lúc đói và dấu Bouveret. Gầy và dấu mất nước. 

- Chẩn đoán hẹp môn vị: bằng 

+ Thông dạ dày có dịch ứ >100ml. 

+ Phim baryte dạ dày còn tồn đọng baryte >6giờ. 

+ Phim nhấp nháy, chậm làm vơi dạ dày >6 giờ khi thức ăn có đánh dấu đồng vị phóng xạ Technium 99.  

+ Xác định cơ năng hay thực thể bằng nghiệm pháp no muối kéo dài, sau 1/2 giờ và 4 giờ: nếu sau 1/2 giờ >400ml, và sau 4giờ >300ml là thực thể, nếu 100ml là thực thể. 

Loét ung thư hóa

Đây là biến chứng đáng sợ mà không phải ai cũng biết. Tỉ lệ loét ung thư hóa chiếm khoảng 5-10% bệnh nhân viêm loét dạ dày, và thời gian loét kéo dài >10 năm. Hiện nay người ta thấy rằng viêm mạn hang vị nhất là thể teo, thường đưa đến ung thư hóa nhiều hơn (30 %), còn loét tá tràng rất hiếm khi bị ung thư hóa.

Nói chung viêm loét dạ dày cần được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt, nếu không sẽ xảy ra các biến chứng khó lường. Hiện nay có rất nhiều thảo dược thuốc nam quý có tác dụng tốt trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày, người dân có thể sử dụng như lá khôi tía, cây dạ cẩm, chè dây, nghệ vàng…

Bác sĩ Hồng Hạnh

comment Bình luận

largeer