Bộ Giáo dục và Đào tạo khởi động dự án hỗ trợ chính sách giáo dục
Buổi làm việc nhằm xin ý kiến, trao đổi của hai phía, đặc biệt là Bộ GDĐT sẽ phản hồi, đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện tiếp cận kỹ thuật cho Dự án hỗ trợ chính sách giáo dục. Trao đổi về cơ chế điều phối và thống nhất các bước tiếp theo trong quá trình xin phê duyệt dự án.
Dự án hỗ trợ chính sách phát triển giáo dục đại học Việt Nam (HEPS) của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) là sáng kiến dự kiến thực hiện trong 5 năm (từ tháng 9 năm 2023 đến tháng 8 năm 2028) nhằm hỗ trợ vai trò lãnh đạo của Bộ GDĐT trong việc kiện toàn khung pháp lý nhằm thúc đẩy sự phát triển của giáo dục đại học Việt Nam.
HEPS cũng sẽ hỗ trợ Bộ GDĐT và một số trường đại học Việt Nam được chọn thực hiện chuyển đổi số và quốc tế hóa lĩnh vực giáo dục đại học. Từ đó, giúp Việt Nam thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đặt ra.
Mục tiêu của Dự án HEPS là cung cấp hỗ trợ kỹ thuật phù hợp cho Bộ GDĐT ở mọi khía cạnh liên quan đến nhiệm vụ xây dựng chính sách và hỗ trợ thực thi nhằm hiện đại hóa khung pháp lý, số hóa hệ thống giáo dục đại học và quốc tế hóa các chương trình đào tạo, đồng thời hỗ trợ các trường đại học của Việt Nam dưới hình thức hỗ trợ kỹ thuật và quan hệ hợp tác.
Ngoài ra, Dự án cũng kết nối các trường đại học của Hoa Kỳ và hệ thống đại học của bang cũng như nguồn lực và chuyên gia của các đơn vị này; thực hiện nghiên cứu và phân tích hỗ trợ các mục tiêu của Bộ GDĐT; đóng vai trò là đơn vị cố vấn và kết nối nguồn lực.
Dự án còn hỗ trợ Bộ GDĐT thu hút sự tham gia của tất cả các bên liên quan trong hệ thống trong hoạt động phân tích và triển khai. Mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục đại học và tăng cường sự hiện diện của nữ giới, thanh thiếu niên ở khu vực nông thôn và thành thị, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số trong các cuộc tham luận quan trọng về tương lai của ngành giáo dục.
Trong khuôn khổ dự án, HEPS dự kiến tiếp tục sẽ hỗ trợ theo các nhu cầu của Bộ GDĐT một cách hiệu quả với phương pháp phân tích đổi mới, sáng tạo để cung cấp thông tin cho các chiến lược quyết định của Bộ liên quan đến khung pháp lý, chuyển đổi số và chương trình đào tạo; tiếp tục cùng với Bộ GDĐT xây dựng các chương trình và nội dung đào tạo.
Tiếp tục nâng cao năng lực cho các đơn vị tham gia hệ thống giáo dục đại học thông qua hoạt động huấn luyện, chia sẻ kinh nghiệm cạnh việc tập huấn thông thường. Trong mọi trường hợp, đảm bảo tôn trọng năng lực và những gì sẵn có của hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam.
Tại cuộc họp, cả hai phía Bộ GDĐT và USAID Việt Nam đã cùng nhau trao đổi, góp ý các vấn đề liên quan đến dự án như: nhà thầu; ưu tiên đầu tư, phân bổ nguồn lực; quản lý dự án; tiếp cận kỹ thuật; mục tiêu dự án; đội ngũ chuyên gia; tiêu chí đánh giá; đề xuất về khung thời gian, kế hoạch từng giai đoạn… để làm rõ, hoàn thiện và đi vào khởi động, triển khai dự án.
Đánh giá cao sự chuẩn bị của các bên để có những ý kiến, kiến nghị, góp ý sâu sát, cần thiết, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết: Mục tiêu của Dự án hỗ trợ chính sách phát triển giáo dục đại học Việt Nam được xác định rõ ràng và triển khai qua các phần, các giai đoạn. Trong đó, một phần là thông qua việc thực tế triển khai, có đối sánh với những kinh nghiệm quốc tế để làm căn cứ cho Bộ GDĐT đễ xuất, kiến nghị, điều chính những chính sách và xây dựng chiến lược nhằm phát triển giáo dục đại học.
Về triển khai dự án tại các cơ sở giáo dục đã được lựa chọn, Thứ trưởng Bộ GDĐT mong muốn, ngoài việc hướng đến triển khai đào tạo rộng rãi thì phải có đào tạo chuyên sâu, tập trung, có trọng điểm, quan tâm đến chuyển đổi số, đổi mới chương trình đào tạo, ở một số lĩnh vực ưu tiên như công nghệ bán dẫn, sinh học, tự động hóa…
Nhấn mạnh vai trò của truyền thông, Thứ trưởng nhận định: Truyền thông chính sách trong triển khai giáo dục đại học còn gặp nhiều khó khăn. Các chính sách, quan niệm khác nhau về vai trò của giáo dục đại học, vai trò của đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo chưa được định hướng đầy đủ, tạo nên điểm nghẽn về cách tiếp cận trong xã hội. Do đó, cần có những báo cáo phân tích cụ thể để có những kết quả truyền thông về đổi mới và đầu tư cho giáo dục đại học.
“Những điều đã làm được không chỉ nên dừng trên báo cáo, nội bộ các trường được triển khai mà cần phải được truyền thông, lan tỏa trong xã hội. Điều này rất quan trọng và cần thiết phải làm. Không chờ đến kết thúc toàn dự án, mà kết quả từng bước đạt được cần phải được lan tỏa rộng rãi”, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh.
Trung tâm Truyền thông và Sự kiện
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm