Bộ Y tế ban hành Kế hoạch Truyền thông phòng, chống dịch bệnh năm 2025
Trong đó, tăng cường nội dung truyền thông chủ động các dịch bệnh theo mùa dịch và theo quý, khuyến cáo các biện pháp thực hiện các hành vi có lợi cho sức khỏe, vệ sinh cá nhân và môi trường sống; Các dấu hiệu phát hiện bệnh sớm, cách ly và điều trị kịp thời; Cung cấp thông tin vắc xin, lịch tiêm, đối tượng tiêm vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng nhằm xác định tầm quan trọng của vắc xin và phòng bệnh chủ động. Đồng thời, chú trọng hướng dẫn các biện pháp bảo vệ nhóm dễ bị tổn thương và nhóm yếu thế (trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi). Kế hoạch cũng tập trung truyền thông phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, dễ lây lan như cúm mùa, sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, đậu mùa khỉ (MPOX)...

(Ảnh minh họa)
Các nhóm giải pháp hoạt động trọng tâm:
Xây dựng và phát hành bộ thông điệp, tài liệu truyền thông (infographic, audio clip, video clip...) phù hợp từng nhóm đối tượng, ưu tiên truyền thông cho nhóm dễ bị tổn thương như người cao tuổi, trẻ nhỏ, người khuyết tật.
Tổ chức các hoạt động truyền thông đa kênh: Báo chí, truyền hình, mạng xã hội (Facebook, Zalo, Youtube…), truyền thông cộng đồng thông qua hội thảo, tọa đàm, phát tờ rơi, loa phát thanh, nói chuyện chuyên đề, lễ phát động, mít tinh,...
Phát động các chiến dịch truyền thông tương tác, cuộc thi trực tuyến, truyền thông đồng hành với các sự kiện quốc tế như Ngày Thế giới phòng chống sốt rét (25/4), Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết (15/6), Ngày Thế giới phòng chống bệnh dại (28/9),...
Tăng cường truyền thông nội bộ trong hệ thống y tế, đẩy mạnh chia sẻ thông tin trong mạng lưới truyền thông ngành y tế các cấp, từ trung ương tới tuyến cơ sở.
Phối hợp kiểm tra, giám sát, xử lý thông tin sai lệch, tin giả, bảo đảm luồng thông tin chính thống, minh bạch và thống nhất.
Các thông điệp truyền thông trọng điểm như “Tiêm chủng vắc xin - Biện pháp hiệu quả phòng, chống dịch bệnh”, “Vệ sinh cá nhân - An toàn sức khỏe” cùng với những chỉ dẫn cụ thể về nhận biết dấu hiệu bệnh sớm, cách ly và điều trị kịp thời được xây dựng phù hợp với từng thời điểm, từng địa phương.
Ngoài ra, kế hoạch cũng đẩy mạnh phát triển các sản phẩm truyền thông số như infographic, audio clip, video clip nhằm thu hút tối đa sự quan tâm của người dân, đặc biệt là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.
Với mục tiêu tăng cường nhận thức của cộng đồng trong việc chủ động cung cấp thông tin chính xác, kịp thời và hiệu quả về phòng, chống các dịch bệnh truyền nhiễm trọng điểm sẽ được truyền đạt thông qua đa dạng hình thức báo chí, truyền hình, mạng xã hội, cũng như các hoạt động trực tiếp tại cộng đồng.
Đồng thời, tăng cường phối hợp liên ngành hiệu quả: Hệ thống y tế từ trung ương đến địa phương sẽ hợp tác chặt chẽ với các cơ quan báo chí, truyền thông để nhanh chóng lan tỏa thông tin chính thống, đẩy lùi tin giả và đảm bảo an toàn sức khỏe cộng đồng.
Thông qua việc cập nhật thông tin dịch bệnh theo thời gian thực: Trong quá trình diễn biến của dịch bệnh, Bộ Y tế sẽ triển khai cơ chế chia sẻ thông tin kịp thời, giúp các địa phương, đơn vị y tế và cộng đồng có phản ứng nhanh, chính xác.
Bộ Y tế giao Văn phòng Bộ chủ trì phối hợp với Cục Phòng bệnh, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe trung ương, Báo Sức khỏe và Đời sống cùng các đơn vị thuộc và trực thuộc tổ chức triển khai kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ.
Đồng thời, các viện chuyên ngành, các cơ sở y tế tuyến trung ương và địa phương, Sở Y tế các tỉnh, thành phố, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật địa phương được yêu cầu xây dựng kế hoạch truyền thông cụ thể phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, tích cực phối hợp cùng chính quyền, cơ quan truyền thông để bảo đảm truyền thông phòng, chống dịch bệnh được triển khai đồng bộ, hiệu quả, xuyên suốt trong năm 2025.
Với sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng cùng sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị thuộc ngành y tế, kế hoạch truyền thông phòng, chống dịch bệnh năm 2025 sẽ góp phần nâng cao hiệu quả phòng chống dịch, bảo vệ sức khỏe Nhân dân và tạo nền tảng vững chắc cho công tác phòng, chống dịch bệnh trong tương lai.
Thu Trang

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Sản phẩm Xương Khớp HTVN không chứa chất cấm, an toàn với người tiêu dùng
Sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Xương Khớp HTVN là thương hiệu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Cung ứng & Phát triển HT Software VN (Công ty Software), được dùng trong các trường hợp chăm sóc sức khỏe xương khớp. Sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành và được Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia chứng nhận không chứa chất cấm, an toàn với người tiêu dùng.April 22 at 8:12 am -
BVĐK Tâm Anh, VNVC hợp tác xây dựng mạng lưới thông tin y tế vì cộng đồng trên TikTok
Hàng nghìn chuyên gia y tế uy tín thuộc Hệ thống Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Tâm Anh, Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC sẽ là lực lượng trọng tâm đóng góp cho chiến dịch xây dựng mạng lưới thông tin y tế chuẩn khoa học, đáng tin cậy và dễ tiếp cận vì sức khỏe cộng đồng trên nền tảng TikTok với hashtag #TikTokForHealth.April 21 at 3:32 pm -
Hai ông lớn bất động sản và y tế hợp tác xây dựng bệnh viện nghìn giường, khám chữa bệnh đa khoa và chuyên sâu ung bướu công nghệ cao
Là khu đô thị xanh, hiện đại bậc nhất TP. Hồ Chí Minh, Công ty Phú Mỹ Hưng đã dành “khu đất vàng” đắt giá để chào đón Hệ thống BVĐK Tâm Anh đầu tư xây dựng bệnh viện hiện đại nghìn giường với công nghệ khám chữa bệnh đẳng cấp quốc tế, góp phần hoàn thiện hệ sinh thái tiện ích phục vụ cư dân khu đô thị và người dân thành phố.April 19 at 10:18 am -
Tập đoàn Amway ra mắt bộ giải pháp chăm sóc tóc và da đầu hoàn toàn mới
Hôm nay, thương hiệu chăm sóc tóc Satinique, thuộc Tập đoàn Amway vừa ra mắt bộ giải pháp chăm sóc tóc và da đầu hoàn toàn mới. Với công thức cải tiến vượt trội, chứa các dưỡng chất từ thực vật an toàn và dịu nhẹ, Satinique mang đến hiệu quả chăm sóc tối ưu, giúp mái tóc khỏe mạnh, bóng mượt và tràn đầy sức sống.April 17 at 4:46 pm