Bộ Y tế ra công văn hỏa tốc về thu dung, điều trị sởi tại cơ sở khám chữa bệnh
Trước diễn biến gia tăng và kéo dài của bệnh sởi ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong những tháng gần đây, đặc biệt số bệnh nhân sởi tăng cao trong quý 1 năm 2025 so với năm 2024 và đã có một số trường hợp người bệnh tử vong liên quan đến bệnh sởi; Nhằm tăng cường hiệu quả công tác phát hiện, phân luồng, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện nghiêm Công điện số 116/CĐ-TTg ngày 14/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi, Bộ Y tế yêu cầu Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng Y tế các Bộ chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý tiếp tục thực hiện các công việc trọng tâm sau:
Xây dựng, rà soát, cập nhật Kế hoạch phòng, chống bệnh sởi trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trong đó chuẩn bị sẵn sàng các phương án thu dung, cấp cứu, cách ly, điều trị trong tình huống gia tăng các trường hợp người nghi mắc sởi, người bệnh sởi đến khám bệnh và nhập viện, gia tăng các ca bệnh nặng, nguy kịch.

(Ảnh minh họa: Vietnamplus)
Thực hiện các biện pháp truyền thông đa dạng (như qua loa phát thanh, poster, tờ rơi, website, fanpage... hướng dẫn trực tiếp) để người bệnh, người nhà người bệnh, nhân viên y tế, học viên, sinh viên hiểu rõ về bệnh sởi và các biện pháp phòng, chống bệnh sởi, hiệu quả của tiêm vaccine phòng ngừa sởi.
Tổ chức hướng dẫn, khuyến cáo người nhà người bệnh, người nghi mắc sởi, người bệnh sởi áp dụng các biện pháp giảm lây lan bệnh như đeo khẩu trang, che miệng khi hắt hơi…
Tổ chức phân luồng và bố trí khu khám riêng trong khoa khám bệnh cho người nghi mắc sởi và người bệnh sởi.
Thực hiện phân cấp chuyên môn trong khám, chữa bệnh sởi theo đúng Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi được ban hành tại Quyết định số 1019/QĐ-BYT ngày 26/3/2025 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Bố trí khu vực thu dung điều trị bệnh sởi cách ly tại Khoa Truyền nhiễm, Khoa Nhi hoặc các khu vực cách ly của các khoa lâm sàng.
Đối với các ca bệnh sởi nặng cần phải điều trị hồi sức tích cực, bệnh viện bố trí khu vực điều trị tại khoa/đơn vị Hồi sức tích cực, hoặc đơn vị/giường Hồi sức tích cực trong khoa Bệnh truyền nhiễm… và phải bảo đảm việc cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn để phòng lây nhiễm chéo.
Tổ chức hội chẩn khoa, liên khoa, bệnh viện theo quy định hoặc đề nghị hỗ trợ chuyên môn của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác khi có yêu cầu.
Thực hiện điều chỉnh quy mô giường bệnh, bổ sung nhân lực phù hợp và theo đúng quy định hiện hành để đáp ứng công tác điều trị, giảm tải cho nhân viên y tế, tránh lây nhiễm chéo.
Hạn chế số lượng người thăm bệnh trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để phòng lây nhiễm trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng.
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ của nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh về thực hiện các quy định về phòng và kiểm soát lây nhiễm trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Chuẩn bị thuốc, vật tư, thiết bị y tế để thực hiện công tác khám, chữa bệnh sởi, kiểm soát nhiễm khuẩn theo Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sởi đã được ban hành tại Quyết định số 1019/QĐ-BYT ngày 26/3/2025 của Bộ trưởng Bộ Y tế và các hướng dẫn liên quan.
Đào tạo, tập huấn triển khai Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sởi đã được ban hành tại Quyết định số 1019/QĐ-BYT ngày 26/3/2025, đặc biệt nhấn mạnh những điểm cập nhật mới trong Hướng dẫn.
Chuẩn bị sẵn sàng kế hoạch ứng phó theo diễn biến tình hình bệnh sởi, phối hợp chặt chẽ giữa công tác khám, chữa bệnh và công tác dự phòng.
Thực hiện báo cáo bệnh truyền nhiễm theo quy định tại Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.
Bộ Y tế yêu cầu Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng y tế các Bộ nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện có khó khăn vướng mắc thì báo cáo kịp thời về Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) để tổng hợp báo cáo lãnh đạo Bộ xem xét, hướng dẫn.
Đăng Khải

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Giãn mao mạch: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Giãn mao mạch là một vấn đề phổ biến không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm suy giảm sức khỏe làn da và chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch là gì và phương pháp điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm -
Trị giãn mao mạch tại hệ thống Phòng khám OHIO được cấp phép của Sở Y tế
Việc ứng dụng Laser công nghệ cao trong điều trị giãn mao mạch đảm bảo an toàn và hiệu quả, theo quy định của Luật chỉ được thực hiện tại các Phòng khám Chuyên khoa da liễu được cấp phép hoặc bệnh viện.March 25 at 7:50 pm -
Nguyên nhân gây giãn mao mạch ở chân đùi
Giãn mao mạch ở chân đùi không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe tĩnh mạch của bạn. Tình trạng này phổ biến hơn ở phụ nữ và có thể tiến triển nặng hơn nếu không được can thiệp kịp thời. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch ở chân đùi là gì và phương pháp nào giúp điều trị hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm -
Trị giãn mao mạch uy tín tại Sài Gòn: Chọn Phòng khám da liễu OHIO
Giãn mao mạch nếu không điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Để đảm bảo quá trình điều trị hiệu quả, an toàn, việc lựa chọn một cơ sở y tế uy tín, được cấp phép đảm bảo các điều kiện về chuyên môn của bác sĩ, cơ sở vật chất, máy móc công nghệ, quy trình điều trị đảm bảo tính an toàn về chuyên môn được cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định và cấp phép.March 25 at 7:50 pm