Bộ Y tế tổ chức Hội thảo xây dựng đề án cấp cứu ngoại viện
Chia sẻ tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, trong những năm gần đây, Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các Bộ/ngành rất quan tâm đến công tác cấp cứu, đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, chính sách nhằm phát triển hệ thống cấp cứu. Luật khám bệnh, chữa bệnh (KBCB) năm 2023 quy định Hoạt động cấp cứu bao gồm: Cấp cứu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và Cấp cứu ngoại viện; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm ưu tiên điều kiện tốt nhất về nhân lực, thiết bị y tế, thuốc cho việc cấp cứu người bệnh và chuyển người bệnh cấp cứu đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp. Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ năm 2024 quy định trách nhiệm của Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải bố trí, phân công người, phương tiện sẵn sàng và nhanh chóng có mặt tại hiện trường để sơ cứu, vận chuyển, cấp cứu nạn nhân sau khi tiếp nhận tin báo vụ tai nạn giao thông đường bộ; hỗ trợ, cứu chữa nạn nhân bị tai nạn giao thông đường bộ trong mọi trường hợp.

GS.TS. Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại Hội thảo
Từ nhiều năm qua, Bộ Y tế rất quan tâm đến công tác Cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc trong viện, trong đó có cấp cứu ngoại viện, coi công tác Cấp cứu ngoại viện là nhiệm vụ hết sức quan trọng của ngành Y tế; Năm 2008, Bộ Y tế đã ban hành Quy chế Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc, bên cạnh đó, Bộ Y tế đã có nhiều văn bản chỉ đạo các đơn vị cấp cứu 115, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tổ chức cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc kịp thời trong mọi trường hợp. Công tác cấp cứu, hồi sức tích cực và cấp cứu ngoại viện phải bảo đảm hoạt động liên tục 24/24 giờ để đáp ứng nhu cầu cấp cứu trong viện và ngoại viện của người dân.
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nói, theo số liệu của Ủy ban an toàn giao thông (UBATGT) quốc gia, tai nạn giao thông (TNGT) năm 2024 toàn quốc xảy ra hơn 23.689 vụ, làm chết 10.965 người, bị thương 17.567 người. So với cùng kỳ năm 2023, tăng 713 vụ (+3,1%), giảm 918 người chết (-7,73%), tăng 1.440 người bị thương. Bên cạnh đó việc tiếp nhận cấp cứu ở hiện trường rất đa dạng như tai nạn lao động, sinh hoạt, thiên tai thảm hoạ, cháy nổ; ngộ độc, cấp cứu do bệnh tật (như bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh về hô hấp, sản khoa…).
Đối với cấp cứu trong bệnh viện: Chỉ tính riêng số liệu của Bệnh viện Đại học y Hà Nội trong năm 2024, số ca cấp cứu bệnh viện tiếp nhận là hơn 33.000 ca, số ca tử vong 84 ca/năm: Trong đó nhóm bệnh lý tiêu hóa là nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu, chiếm hơn một phần ba số bệnh nhân (34,7%); Nhóm bệnh lý thường là bệnh truyền nhiễm (chiếm tỷ lệ 12,76%), chấn thương (11,84%) bệnh lý thần kinh đột quỵ (10,52%) bệnh lý tim mạch (6,60%) Các bệnh lý hô hấp (chiếm 4,91%);
Thực tế cho thấy, nếu công tác cấp cứu trong viện, ngoại viện thực hiện tốt, nhanh chóng, kịp thời thì sẽ cứu sống được nhiều người, giảm thiểu hậu quả nặng nề do tai nạn, bệnh tật.
"Mặc dù ngành Y tế và toàn hệ thống khám bệnh, chữa bệnh đã có nhiều cố gắng nỗ lực trong công tác cấp cứu ngoại viện, tuy nhiên công tác này còn nhiều hạn chế về cơ sở pháp lý, chế độ chính sách, hệ thống tổ chức mạng lưới, cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn, số lượng nhân lực, trang thiết bị; công tác này chưa đáp ứng tốt nhu cầu cấp cứu ngoại viện của người dân. Trước thực trạng hoạt động cấp cứu ngoại viện của nước ta còn nhiều hạn chế, trong khi nhu cầu của người dân ngày càng lớn, vai trò của cấp cứu ngoại viện rất quan trọng, vì vậy, việc đầu tư phát triển hệ thống cấp cứu ngoại viện trong toàn quốc là rất cần thiết", Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nhận định.

TS. Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế phát biểu
Theo TS. Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, hàng năm, có hàng trăm ngàn ca tử vong ngoài bệnh viện với nhiều nguyên nhân khác nhau như tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt, cháy nổ, dịch bệnh…
Việc xây dựng Đề án hệ thống cấp cứu ngoại viện là hết sức cần thiết để cứu chữa nhiều người hơn nữa. Nội dung Đề án có 3 phần chính: Thứ nhất là tại hiện trường, xác định các trường hợp nào xảy ra cộng đồng, nhà, tai nạn giao thông… cần sàng lọc, xác định nguyên nhân cần xử lý cấp cứu ngoại viện.
Thứ hai là vận chuyển người bệnh. Tại hiện trường có xảy ra, vận chuyển, sử dụng xe cứu thương, cấp cứu, vận chuyển đi đâu, kết nối với cơ sở khám, chữa bệnh như thế nào?
Thứ ba là tại cơ sở y tế: Cần liên thông người cần cấp cứu và sự chuẩn bị của cơ sở y tế. Bên cạnh đó, Đề án tập trung là Phục hồi Đường dây 115 mà hiện nay tản mát mỗi địa phương.
"Việc điều phối cấp cứu rất quan trọng, và cần có cơ chế điều phối nhịp nhàng để có cơ hội cứu sống nhiều người hơn", TS. Hà Anh Đức nhấn mạnh.
Trước đó, ngày 11/3/2025, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch xây dựng đề án cấp cứu ngoại viện giai đoạn 2025-2030; Bộ đã giao Cục QLKCB đầu mối phối hợp với các đơn vị xây dựng đề án. Theo kế hoạch, đề án sẽ trình Bộ Y tế ban hành trong tháng 6/2025.
Thu Trang

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đừng bỏ lỡ mùa hè vàng - Cắt amidan, nạo VA cho con cùng chuyên gia hàng đầu, ưu đãi lên đến 2 triệu đồng
Viêm amidan và VA là hai bệnh lý tai - mũi - họng phổ biến ở trẻ em, đặc biệt trong giai đoạn từ 2 - 10 tuổi. Tình trạng viêm kéo dài không chỉ gây ho, sốt, ngạt mũi, khó ngủ, chảy nước mũi mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển thể chất, tinh thần và học tập của trẻ.May 20 at 2:12 pm -
AloSuckhoe.vn Trực Ninh chính thức khai trương: Lan tỏa mô hình chăm sóc sức khỏe chủ động đến cộng đồng
Sáng ngày 17/5/2025, hệ thống siêu thị sức khỏe AloSuckhoe.vn Trực Ninh (thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Y tế HBL) chính thức khai trương và đi vào hoạt động, trở thành cơ sở thứ 5 tại tỉnh Nam Định. Sự kiện đánh dấu bước phát triển mới trong hành trình mang giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động, bền vững đến gần hơn với người dân địa phương.May 20 at 10:44 am -
Sanotact - Thương hiệu thực phẩm bảo vệ sức khỏe chuẩn Đức chính thức ra mắt tại Việt Nam
Ngày 12 tháng 5 năm 2025, Thương hiệu Sanotact đến từ Cộng hòa Liên bang Đức chính thức ra mắt tại thị trường Việt Nam thông qua buổi lễ trang trọng tổ chức tại khách sạn Novotel Suites Hà Nội. Sự kiện có sự góp mặt của ông Johannes, đại diện Tập đoàn Sanotact toàn cầu và Ban lãnh đạo Công ty TNHH Sanotact Việt Nam, cùng đông đảo đối tác, chuyên gia ngành hàng và cơ quan truyền thông.May 19 at 9:27 am -
Long Châu hợp tác cùng Viện Công nghệ tiên tiến - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ phát triển dược phẩm bảo vệ sức khỏe người Việt
Với cam kết mạnh mẽ về sự minh bạch và chất lượng, hướng đến một cộng đồng khỏe mạnh và bền vững, FPT Long Châu, Viện Công nghệ tiên tiến thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chính thức ký kết hợp tác nhằm thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ dược liệu tiên tiến phát triển các sản phẩm chăm sóc sức khỏe.May 16 at 5:12 pm