Các căn bệnh giáo viên có nguy cơ mắc phải khi tiếp xúc thường xuyên với bụi phấn
Phấn là một vật dụng không thể thiếu đối với việc dạy học và thầy cô giáo là một trong những đối tượng hàng đầu có nguy cơ ảnh hưởng bởi bụi phấn. Do thường xuyên đứng lớp giảng bài, sử dụng phấn để truyền đạt thông tin nên các thầy cô sẽ hít phải các hạt bụi li ti do phấn gây ra.
Nếu như với loại phấn thông thường trước kia gây ra rất nhiều bụi thì loại phấn không bụi hiện tại được sử dụng phổ biến. Mặc dù mang tên là phấn không bụi nhưng thực chất chúng vẫn gây ra bụi, chẳng qua, các hạt bụi nhỏ và ít hơn khiến chúng ta không nhìn thấy. Các hạt bụi này gây ra những tiềm ẩn đáng ngại đến sức khỏe của thầy cô giáo và học sinh nếu hít phải.

Hình minh họa.
Về kết cấu, theo nguyên lý viên phấn sử dụng trong lớp học thường được làm từ canxi cacbonat, một dạng đá vôi tự nhiên. Phương pháp truyền thống của việc tạo phấn trắng là tạo ra một loại bột sét có chứa canxi cacbonat và cho nó vào khuôn phấn. Phấn này thường dễ viết trên bảng phiến nhưng nó cũng tạo ra một lượng bụi đáng kể bay trong không khí xung quanh.
Tác hại của bụi phấn
Theo BS. Đặng Hùng Minh – Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai: Tuy chưa có một cuộc điều tra chính thức, chính xác về số giáo viên mắc bệnh do nghề nghiệp trong cả nước, nhưng môi trường học đường ảnh hưởng tương đối lớn đến sức khoẻ của người giáo viên.
Các thầy cô giáo hay những người trực tiếp giảng dạy thường phải nói nhiều và nói to. Bên cạnh đó, giáo viên phải tiếp xúc với bụi phấn thạch cao liên tục, hít vào phổi khối lượng bụi phấn rất lớn. Bụi phấn tích tụ lâu ngày thường gây ra các vấn đề như: Viêm mũi dị ứng (rất khó chữa),viêm xoang, viêm phế quản, có nhiều người bị suyễn... Theo nhiều nghiên cứu, số lượng bệnh nhân “có vấn đề” về họng tập trung nhiều ở đội ngũ nhà giáo. Khi bị viêm nhiễm lâu, sức đề kháng của cơ quan hô hấp sẽ bị giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn lao tấn công gây nguy cơ mắc lao phổi sẽ cao hơn. Có người đã phải bỏ nghề giáo, chuyển sang làm nghề khác dù không muốn.

Hình minh họa.
Theo nhiều nghiên cứu, bụi phấn cũng là tác nhân gây cản trở việc thông khí, tích tụ gây viêm thanh quản, nếu không điều trị kịp thời, bệnh rất dễ trở thành ung thư thanh quản.
Ngoài ra, theo nghiên cứu, các loại phấn không bụi thường chứa Casein (một loại protein sữa) có thể gây ra các vấn đề về đường hô hấp ở trẻ em bị dị ứng với sữa.
Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Carlos Larramendi cho biết “Kể cả những loại phấn được dán nhãn chống bụi hay không bụi vẫn phát hành các hạt nhỏ trong không khí. Nghiên cứu của chúng tôi đã phát hiện ra rằng khi hít phải các hạt nhỏ này, trẻ em bị dị ứng với sữa sẽ bị khó thở có thể đi kèm theo với nghẹt mũi, hắt hơi và chảy nước mũi”.
“Phấn không phải là nguyên nhân duy nhất tại trường học gây tác hại cho các trẻ bị dị ứng với sữa. Protein sữa cũng có thể được tìm thấy trong keo, giấy, mực hay trong các bữa ăn trưa”, theo Tiến sĩ James Sublett, từ Trường đại học Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch Hoa Kỳ (ACAAI).
Theo đó, các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ của trẻ em bị dị ứng với sữa nên yêu cầu với giáo viên cho con của họ ngồi ở phía sau của lớp học, nơi ít có khả năng hít phải các hạt phấn.
Làm thế nào để hạn chế bụi phấn
Như đã nói ở trên, phấn là vật dụng không thể thiếu trong công tác giảng dạy của các thầy cô giáo. Do đó, để hạn chế bụi phấn thì việc các thầy cô cần làm là hạn chế dùng phấn và thay bằng các vật dụng khác như sử dụng hình ảnh, sử dụng khổ giấy rô-ki lớn, sử dụng bút lông… Để vừa có thể giúp học sinh hiểu bài, lại vừa không phải viết bảng nhiều. Thiết kế các hoạt động dạy học để tương tác với học sinh.
Nếu bắt buộc phải sử dụng phấn, các thầy cô nên sử dụng khăn ướt để hạn chế bụi phấn. Lau bảng bằng khăn ướt, viết xong thì lau tay bằng khăn ướt để tránh bụi phấn bay vào mũi và cổ họng. Ngoài ra, các thầy cô nên đứng cách bảng một khoảng hợp lý, không đứng quá sát bảng để tránh hít phải bụi phấn.
Dương Nhung (tổng hợp)

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hai ông lớn bất động sản và y tế hợp tác xây dựng bệnh viện nghìn giường, khám chữa bệnh đa khoa và chuyên sâu ung bướu công nghệ cao
Là khu đô thị xanh, hiện đại bậc nhất TP.HCM Hồ Chí Minh, Công ty Phú Mỹ Hưng đã dành “khu đất vàng” đắt giá để chào đón Hệ thống BVĐK Tâm Anh đầu tư xây dựng bệnh viện hiện đại nghìn giường với công nghệ khám chữa bệnh đẳng cấp quốc tế, góp phần hoàn thiện hệ sinh thái tiện ích phục vụ cư dân khu đô thị và người dân thành phố.April 19 at 10:18 am -
Tập đoàn Amway ra mắt bộ giải pháp chăm sóc tóc và da đầu hoàn toàn mới
Hôm nay, thương hiệu chăm sóc tóc Satinique, thuộc Tập đoàn Amway vừa ra mắt bộ giải pháp chăm sóc tóc và da đầu hoàn toàn mới. Với công thức cải tiến vượt trội, chứa các dưỡng chất từ thực vật an toàn và dịu nhẹ, Satinique mang đến hiệu quả chăm sóc tối ưu, giúp mái tóc khỏe mạnh, bóng mượt và tràn đầy sức sống.April 17 at 4:46 pm -
Long Châu đồng loạt phủ cờ Tổ quốc ở hơn 2025 nhà thuốc trên toàn quốc nhân dịp lễ 30/4 - 1/5
Những ngày tháng Tư, khắp các tuyến đường, con phố trên cả nước dần nhuộm đỏ sắc cờ. Người người, nhà nhà đều háo hức chuẩn bị đón chào dịp lễ trọng đại – kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025). Hòa trong không khí ấy, hệ thống hơn 2000 nhà thuốc Long Châu trên toàn quốc đồng loạt trang trí, treo cờ Tổ quốc rực rỡ.April 15 at 2:19 pm -
Meijibio Healing Retreat: Hành trình chữa lành cho sức khỏe thân – tâm – trí
Trong nhịp sống hiện đại đầy áp lực, con người ngày càng ý thức rõ hơn về nhu cầu chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện, không chỉ là chữa bệnh, mà còn là phòng ngừa, phục hồi và tái tạo năng lượng sống. Từ đó, khái niệm Healing Retreat – hành trình chữa lành dần trở thành xu hướng mới trên toàn cầu, đặc biệt với những ai đang tìm kiếm sự cân bằng sâu sắc giữa thể chất và tinh thần.April 15 at 10:06 am