Các dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị đau bụng

Trẻ sơ sinh đau bụng rất khó nhận biết vì thời điểm này, bé chưa nói được với người lớn. Bởi vậy, các bậc phụ huynh cần phải theo dõi quan sát tình trạng của trẻ như qua tiếng khóc, hoặc thông qua cử chỉ của bé cuộn người...để nhận biết và xử lý kịp thời.
20/05/2018 00:57

1. Các dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị đau bụng

Khi trẻ Khóc đột ngột, khóc lấc lên, không rõ nguyên nhân, khóc 2 đến 3 tiếng và khóc dữ dội. Bé rất khó chịu với mọi chiêu trò của bố mẹ.

Bé nằm co người lại, bụng gò lên, tay nắm chặt lấy vật gì đó, khóc ré lên…Bố mẹ cần phải quan sát kỹ để nhật biết dấu hiệu này của trẻ.

Mặt trẻ bị đỏ tía tăng dần. Da tái nhợt nhạt, xanh xao và bị nôn.Tay trẻ luôn nắm chặt, chân co lên bụng.

Mẹ không còn thấy trẻ bú tiếp nữa. Không thích bú như thường ngày.

Bé đi ngoài bất thường (bất thường về giờ giấc, màu sắc,…). khoảng 2 – 5 lần/ ngày. Nếu bé đi ngoài nhiều hơn, khoảng 8-10 lần/ ngày, phân lỏng hơn hoặc chỉ toàn nước, có mùi tanh, lợn gợn, đôi khi lẫn cả máu thì khả năng bé bị tiêu chảy khá cao.

dau hieu nhan biet tre bi dau bung

Khi có những dấu hiệu trên, bố mẹ phải thật bình tĩnh đưa bé đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế nào gần nhất. Bố mẹ không được tùy tiện cho bé uống thuốc nếu như không được sự cho phép.

  • Các triệu chứng mất nước ở trẻ sơ sinh mẹ cần lưu ý là:

- Khô miệng

- Mắt khô và trũng sâu xuống

- Da khô, không đàn hồi trở lại khi bị ấn xuống

- Hơn 8 giờ trôi qua mà không tiểu tiện

- Không có nước mắt chảy ra khi khóc

- Thóp có dấu hiệu trũng xuống

- Em bé mệt mỏi, cáu gắt, lơ đãng

2. Cách xử lý khi trẻ bị đau bụng

Bố mẹ có thể làm giảm sự khó chịu của bé là hướng sự chú ý của trẻ vào những đồ vật bắt mắt, có thể hát hoặc đu đưa cho bé thoải mái. Hoặc xoa nhẹ vùng bụng của trẻ thật đều đặn để giúp bé giảm cơn đau.Tuyệt đối bố mẹ không được xoay lắc mạnh bé sẽ ảnh hưởng đến dạ dày của bé.

Nếu trẻ bị táo bón nhẹ, đầy hơi hay tiêu chảy cấp bình thường thì mẹ chỉ cần cho bé ở nhà nghỉ ngơi đầy đủ. Hạn chế cho ăn chất rắn như cháo bột trong thời gian đau bụng, sữa mẹ vẫn là sự lựa chọn ưu tiên và an toàn nhất cho bé lúc này.

Trong trường hợp bé bị đầy hơi, bố mẹ nên hạn chế đưa các thực phẩm lạ và giàu chất vào thực đơn ăn hàng ngày của bé, thêm chất xơ vào bữa ăn. Khi bé bị tiêu chảy cấp, bố mẹ cần bổ sung nước đều đặn cho bé để tránh mất nước. Trẻ có thể chán ăn khi bị đau bụng, nhưng hay cố gắng cho bé ăn đầy đủ để có đẩy lùi cơn đau bụng.

dau hieu nhan biet tre bi dau bung.jpg 1

Sau khi trẻ ăn được 30 phút, bố mẹ massage bụng cho bé. Bố mẹ xoay tay mình cho nóng ấm lên rồi xoa bụng bé, xoa theo chiều kim đồng hồ, sẽ giúp cho bé không còn bị đầy hơi nữa và giúp cho bé ngủ ngon hơn, không quấy khóc đêm. Bố mẹ kết hợp với massage lòng bàn chân và cẳng chân để bé dễ dàng đi vào giấc ngủ.

Không được tắm cho bé ngay sau khi ăn xong, đối với bé sơ sinh mẹ nên dùng hoàn toàn bằng nước ấm và trong quá trình tắm phải kết hợp với massage cho bé.

Để đảm bảo an toàn cho bé thì mẹ nên vệ sinh núm vú, bình sữa sạch sẽ, để không bị nhiễm khuẩn. Mẹ cũng nên xem xét lại chế độ dinh dưỡng của mình, không ăn quá thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng sẽ dễ dàng dẫn đến hiện tượng bé bị đau bụng.

Khi bố mẹ thấy bé có những dấu hiệu bất thường nào khác thì nên liên hệ ngay với bác sĩ để được chữa trị đúng cách nhé!

comment Bình luận

largeer