Cách dỗ trẻ sơ sinh gắt ngủ

Gắt ngủ ở trẻ sơ sinh là hiện tượng trẻ quấy khóc về, ngủ bị giật mình, khóc gắt…  Trẻ sơ sinh gắt ngủ thường xuất hiện trong giai đoạn từ 0 – 3 tháng tuổi.
15/05/2018 11:06

1. Trẻ sơ sinh gắt ngủ do đâu?

Trên thực tế, có khoảng 50% trẻ sơ sinh có hiện tượng quấy khóc về đem, ngủ không ngon giấc, ngủ hay bị giật mình, khóc ré lên khi đang ngủ… Theo các chuyên gia, tất cả những dấu hiệu trên được gọi là hiện tượng gắt ngủ ở trẻ sơ sinh.

Thời điểm trẻ hay gắt ngủ nhất là từ giai đoạn 0 – 3 tháng tuổi. Bởi lúc này trẻ mới sinh ra vẫn còn quen nếp sống trong bụng mẹ nên thường ngủ rất nhiều. Tuy nhiên, trẻ hay thức giấc cả ngày lẫn đêm và mỗi khi bắt đầu ngủ thường hay quấy khóc.

Việc trẻ sơ sinh quấy khóc ngay từ những tháng đầu sau chào đời khiến nhiều bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Nhiều người sợ rằng, việc trẻ gắt ngủ, khó nhiều khi ngủ, giật mình có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó hoặc một nỗi ám ánh nào đó từ khi mới chào đời.

  • Vậy, trẻ gắt ngủ do đâu?

Theo các nhà nghiên cứu, với người lớn một giấc ngủ sâu sẽ kéo dài khoảng 90 phút sau đó chuyển sang một giấc ngủ khác. Thời gian chuyển giữa hai giấc ngủ khá ngắn nên nhiều người lầm tưởng là mình đang ngủ liền mạch. Còn ở trẻ nhỏ, thời gian giữa các giấc ngủ dài hơn và thời gian cho một giấc ngủ ngắn hơn, chỉ khoảng 60 phút.

Empty

Cách dỗ trẻ sơ sinh gắt ngủ. Gắt ngủ là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh

Đối với trẻ sơ sinh, ngủ là thời điểm giúp chúng tiêu hóa, chiểu hóa sữa mẹ thành dinh dưỡng nuôi cơ thể và tổng hợp các chất cạn bã để đào thải ra bên ngoài. Hơn nữa, do còn quá nhỏ nên trẻ không tự ý thức được việc đào thải chất ra ngoài cơ thể. Vậy nên, khi phần cơ thể dưới có cảm giác ẩm ướt, trẻ sẽ có cảm giác khó chịu và thức giấc. Khi thức giấc thì trẻ thường quấy, khóc.

Hơn nữa, theo các chuyên gia sữa mẹ dễ tiêu nên trẻ sơ sinh thường nhanh đói và nhu cầu ti mẹ là rất cao. Vậy nên, khi đâng ngủ nếu có cảm giác đói trẻ thường thức dậy gắt ngủ để nói cho mẹ biết mình đang đói.

Trẻ quấy khóc, gắt ngủ là hiện tượng hết sức bình thường. Điều này xuất hiện do hệ thần kinh của trẻ chưa ổn định nếu gặp một số âm thanh lớn thường dễ bị giật mình tỉnh dậy. Đây cũng chính là lý do mà nhiều bà mẹ hay phải quấn thêm chăn xung quang người để trẻ đỡ giật mình.

  • Trẻ gắp ngủ mẹ có nên lo lắng không?

Mặc dù gắt ngủ là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh từ 0 – 3 tháng tuổi, song chuyên gia cho rằng, có thời điểm trẻ gắt ngủ mẹ cần phải lo lắng. Nếu trẻ gắt ngủ quá nhiều, gắt ngủ thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ.

Nếu trẻ không ngủ đủ 18 – 20 tiếng trong độ tuổi này có thể dẫn đến hiện tượng kém ăn, chớ, khó nhiều làm khản giọng, đi ngoài… Nếu gặp trường hợp trên mẹ cần xin sự tư vấn từ phía bác sĩ.

2. Cách dỗ trẻ sơ sinh gắt ngủ

 Trẻ sơ sinh gắt ngủ là hiện tượng bình thường, song các mẹ cũng cần chú ý để có cách chăm sóc trẻ tốt nhất. Theo các chuyên gia, khi bé gắt ngủ mẹ nên dỗ bé bằng cách: bế bé vào lòng, xoa nhẹ lưng hoặc vùng mông để bé cảm nhận được hơi ấm của mẹ.

Đồng thời, mẹ có thể hát ru bé bằng những bài du bắc bộ nhẹ nhàng, sâu lắng. Mẹ nên hát với âm lượng nhỏ để bé thẩm thấu âm thanh từ từ. Không nên hát quá lớn vì bé mới sinh thường nhạy cảm với âm thanh. Càng hát lớn bé càng khó ngủ lại.

Nếu ru bé bằng cách trên không được thì có nghĩa là bé đang đói. Mẹ có thể tiến hành vệ sinh ti và cho trẻ bú. Tuy nhiên, chỉ nên cho trẻ bú với lượng vừa phải để trẻ tiếp tục giấc ngủ. Nếu cho trẻ bú quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng đầy bụng, khi trẻ ngủ sẽ sinh tức bụng, khó chịu trong người và dễ gắt ngủ tiếp.

Một số tuyệt chiêu giúp mẹ xoa dịu chứng gắt ngủ của trẻ:

- Tập thói quen ngủ đúng giờ: Trong 6 tuần đầu mẹ nên để trẻ bú và ngủ theo mong muốn của trẻ. Sau đó, mẹ ghi các mốc thời gian bú – ngủ của trẻ để điều chỉnh dần giúp trẻ có chế độ ăn – ngủ hợp lý hơn. Từ đó giúp trẻ có giấc ngủ sâu hơn.

Empty

Cách dỗ trẻ sơ sinh gắt ngủ. Cho con bú trước khi đi ngủ là cách chống gắt ngủ hiệu quả

- Cho trẻ nghe một loại âm thanh cố định: mẹ nên cho bé nghe một bài hát nào đó thường xuyên để bé cảm thấy thoải mái và đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

- Nên cho bé bú trước khi đi ngủ: đây là cách giúp bé không bị đói và gắt ngủ vì đói trong lúc đang ngủ.

- Chú ý biểu hiện buồn ngủ ở trẻ: khi thấy mắt trẻ lờ đờ, ngáp, tỏ ra chậm chạp tức là trẻ đang buồn ngủ. Lúc này mẹ hãy cho trẻ đi ngủ để tránh trẻ buồn ngủ mà không được ngủ dễ sinh quấy khóc.

- Nên cho bé ngủ ở nơi quen thuộc: mẹ nên cho bé ngủ trong nôi hoặc trên giường cố định trong suốt những ngày đầu đời. Việc này giúp bé không bị lạ chỗ ngủ và dễ đi vào giấc ngủ sâu, không quấy khóc.

- Không cho con ti lúc đang ngủ: nhiều mẹ sợ con đói nên đang đêm đi ngủ liền bế trẻ dậy nhét ti vào miệng. Việc làm này khiến giấc ngủ của trẻ bị quấy nhiễu. Từ đó khiến trẻ khó ngủ hơn. Hơn nữa, trẻ bú khi đang ngủ còn dễ gây đầy bụng, ảnh hưởng đến dạ dày.

comment Bình luận

largeer