Cách chăm sóc móng chân đúng

Vì chưa hiểu đúng về móng chân nên nhiều chị em thường có cách chăm sóc móng chân sai. Điều này dẫn đến các hệ lụy nguy hiểm cho móng chân, nghiêm trọng nhất là thối móng, hỏng móng vĩnh viễn.
15/04/2018 04:19

Biểu hiện móng chân bị hư tổn

Móng tay hoặc móng chân biến thành màu đen hoặc màu nâu, có thể là do bị ung thư hắc tố (melanoma). Bệnh tình càng nghiêm trọng khi phần đầu móng bị biến thành màu đen hoặc màu nâu. Móng có thể bị biến sắc theo từng điểm hoặc từng mảng; các móng tay cái và móng chân cái là những vị trí dễ bị biến sắc nhất.

Móng chân mọc vào trong cũng là hiện tượng cực kỳ phổ biến ở những người thường xuyên lấy khóe, chăm sóc móng nhưng ít khi bệnh tự khỏi. Theo các chuyên gia, để phòng ngừa và điều trị chứng này, nên cắt móng chân theo đường viền của ngón chân nhưng đừng cắt sâu xuống 2 bên cạnh của móng chân vì điều này sẽ kích thích phần móng chân còn lại mọc ngược vào trong.

Móng chân nên để dài đến hết phần thịt của ngón chân, tránh đi những đôi giày chật mà sẽ gây áp lực lên móng. Để điều trị chứng móng mọc ngược, ngâm chân vào nước muối ấm mỗi ngày 1 lần trong 5 phút. Nước sẽ thâm nhập sâu vào các khe và sẽ giết chết các vi khuẩn, giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Trong khi da trở nên mềm mại dưới nước, dùng bông gòn nhẹ nhàng làm sạch lớp da chết quanh móng để giảm áp lực của da đối với móng.

Một bệnh thường gặp khác là nấm móng. Nấm móng do nhiều loại nấm gây ra, do những vi khuẩn nấm đã ăn mòn hoặc làm chết các tế bào và protein ở vùng móng. Hiện tượng bong móng do nấm gây ra là một hiện tượng khá phổ biến.

cach cham soc mong chan dung

Cách chăm sóc móng chân đúng. Một bộ móng chân được cho là đẹp khi và chỉ khi chúng có màu hồng hào, cứng và dai

Khi bị nấm móng chân, bạn sẽ có thể gặp những triệu chứng như:

- Móng chân trở nên vàng, nâu và trắng.

- Trở nên dày, to và cứng.

- Dễ vỡ và bung ra.

Những chiếc móng bị bong ra do nấm, đa phần đều có khả năng mọc lại. Tuy nhiên chiếc móng mới vẫn sẽ có thể bị nhiễm "bệnh" như chiếc móng đã bị bong trước đó. Chính vì thế, ngay khi bạn gặp phải những biểu hiện của bệnh nấm móng, bạn cần nhanh chóng tới gặp các bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị tận gốc chứng bệnh trên.

Cách chăm sóc móng đúng 

Chăm sóc móng:

- Không nên coi móng như một dụng cụ. Móng dài mọc nhô ra khỏi đầu ngón tay có khuynh hướng dễ gãy, vỡ, vì vậy không nên để móng mọc quá dài.

- Tiếp xúc với nước, chất tẩy rửa và xà phòng lặp đi lặp lại dẫn đến khô và tổn thương móng, móng sẽ trở nên giòn hơn và có khuynh hướng tách ra. Vì vậy nên mang găng khi rửa chén dĩa hay tiếp xúc hóa chất.

Cắt móng đúng cách:

- Trước khi cắt móng, nên rửa chân với nước ấm để làm mềm móng. Nên cắt theo bờ xa móng; tuy nhiên 2 bờ bên nên giữ thẳng.

- Tránh cắt 2 góc móng một cách không cần thiết. Cắt theo đường phát triển tự nhiên của móng giúp móng khỏe hơn. Hơn nữa, cách này giúp phòng ngừa móng chọc thịt.

cach cham soc mong chan dung.jpg 1

Cách chăm sóc móng chân đúng. Nên mang găng cho chân khi rửa chén dĩa hay tiếp xúc hóa chất

Thẩm mỹ cho móng

Làm móng (manicure): mô tả những kỹ thuật liên quan đến việc chăm sóc móng.

- Cắt móng đúng cách: Như đã mô tả ở trên, móng nên được cắt tròn theo bờ trước; các góc móng không nên cắt tròn mà giữ theo góc vuông. Cắt móng đúng cách giúp tăng cường sức mạnh cho móng và phòng ngừa móng chọc thịt.

- Dũa móng: Dũa bờ tự do giúp ngăn ngừa tách và nứt móng.

- Chăm sóc tiểu bì: Tiểu bì là nếp da ở đáy móng. Chăm sóc tiểu bì là cắt đi lớp da dư thừa để móng trở nên gọn gàng hơn (nếu cần). Trước đó cần nhẹ nhàng tách tiểu bì ra khỏi bản móng. Ngâm ngón chân vào nước ấm vài phút để làm mềm da trước khi cắt tỉa tiểu bì.

comment Bình luận

largeer