Cách chăm sóc trẻ bị bạch cầu cao mà bạn nên biết

Rất nhiều trường hợp bố mẹ nhận được kết quả xét nghiệm của con bị bạch cầu cao mà loay hoay không biết phải làm thế nào. Dưới đây là một vài chia sẻ về cách điều trị và cách chăm sóc trẻ bị bạch cầu cao hiệu quả nhất.
26/09/2018 19:00

Bạch cầu cao là bệnh gì và nguyên nhân do đâu?

Trước khi để tìm ra phương pháp điều trị hợp lý thì bản thân những bậc làm cha mẹ cần phải hiểu được bệnh bạch cầu là gì và nguyên nhân căn bệnh do đâu mà có.

cach cham soc tre bi bach cau cao

Bạch cầu cao là bênh nguy hiểm ở trẻ

Bạch cầu là một tế bào khá đặc biệt trong máu của mỗi con người, nó giống như một hàng rào bảo vệ cơ thể mỗi người nhất là trong nhiệm vụ tạo sức đề kháng hay nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên khi nói trẻ em bị bạch cầu cao tức là số lượng tế bào bạch cầu tăng cao hơn so với bình thường dẫn đến về lâu dài có khả năng dẫn đến máu trắng.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạch cầu cao ở trẻ thường là do trẻ bị nhiễm trùng, khi cơ thể bị nhiễm trùng thì bạch cầu sinh ra nhiều hơn để chống lại những vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Cũng có thể do di truyền từ cha hoặc mẹ hoặc từ đời ông bà, hoặc là do trẻ bị hội chứng down, hội chứng bloom, fanconi, rồi ngay cả khi trẻ hít phải quá nhiều những chất độc hại từ khói thuốc, hóa chất độc hại (thuốc trừ sâu, benzene) và một số trường hợp do trẻ bị bệnh tủy xương  thì cũng dẫn đến việc bạch cầu cao.

Dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc trẻ bị bạch cầu cao

Khá nhiều dấu hiệu như trẻ mệt mỏi, giảm cân, sốt, nhiễm trùng lâu ngày, khó thở, chảy máu cam không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên nếu muốn biết chính xác thì các cha mẹ phải đưa con đi xét nghiệm máu để bác sĩ chuẩn đoán.

cach cham soc tre bi bach cau cao 2

Bạch cầu tăng cao do viêm nhiễm ở trẻ

Nếu như bạch cầu tăng cao chỉ do một số nguyên nhân như viêm nhiễm thì các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm bằng việc chăm sóc tại nhà như tập trung vào xử lý các bộ phận bị nhiễm trùng và sử dụng thuốc kháng sinh theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Thì mẹ nên cho con ăn uống đầy đủ, bổ sung thêm sắt và thực phẩm giàu vitamin như rau hoa quả tươi, sau khi tình trạng viêm nhiễm khỏi thì tự khắc số lượng bạch cầu sẽ tự động giảm xuống.

Trong những trường hợp trẻ bị nặng như bạch cầu cấp hay ung thư máu thì bắt buộc trẻ phải được điều trị tại bệnh viện. Lúc này thì phụ huynh đóng vai trò chăm sóc kỹ đến chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học, để giúp trẻ tăng cường sức khỏe, giúp trẻ chống lại bệnh như cho ăn những thực phẩm giàu đạm, vitamin, tăng lượng chất xơ, cho trẻ ăn những thức ăn lỏng, mềm đảm bảo vệ sinh, và phải được nấu chín. Ngoài ra trong viện thường trẻ sẽ rất sợ phải tiêm hoặc gặp bác sĩ nên cha mẹ có thể thường xuyên phải tạo không khí vui vẻ, động viên tinh thần trẻ…

Dù là trẻ bị nhẹ hay nặng thì việc cho trẻ nghỉ ngơi, hoạt động nhẹ nhàng, vệ sinh thân thể răng miệng sạch sẽ là điều mà các mẹ cần phải quan tâm.

Hy vọng rằng cách chăm sóc trẻ bị bạch cầu cao trên đây sẽ giúp các bạn bình tĩnh giải quyết vấn đề, nhất là giúp trẻ mau chóng ổn định sức khỏe.

comment Bình luận

largeer