Cách sơ cứu và điều trị khi bị rắn cắn
Khi đi đốn chuối về bán phụ giúp gia đình thì bị rắn cắn tại bàn tay trái, vết cắn sưng nề và chảy máu, sau đó gia đình có đưa đi đắp thuốc nhưng vết thương nhiễm trùng và có hoại tử bóng nước lan rộng nên bé được chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố vào ngày thứ 6 sau khi bị rắn hổ bướm (người dân nơi đây gọi) cắn.

(Ảnh minh họa)
Rắn cắn là một trong những nguyên nhân gây tử vong nhiều trên thế giới, ước tính 138.000 trường hợp mỗi năm chủ yếu ở Châu Phi, Nam Á và Đông Nam Á. Chúng ta thường nói đến rắn lục, rắn hổ mang, rắn chàm quạp hay cạp nong, cạp nia còn rắn hổ bướm ít được nói đến. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về loại rắn hổ bướm.
Triệu chứng
Các triệu chứng bắt đầu bằng cảm giác đau tại vị trí vết cắn, ngay sau đó là sưng nề ở chi bị ảnh hưởng.
Chảy máu là một triệu chứng thường gặp, đặc biệt là từ nướu và nước tiểu trong vòng 20 phút sau khi vết cắn có thể gây huyết áp giảm và nhịp tim giảm.
Vết bóng nước xảy ra tại vị trí vết cắn, phát triển dọc theo chi bị ảnh hưởng trong trường hợp nghiêm trọng. Hoại tử thường ở bề ngoài và giới hạn ở các cơ gần vết cắn
Nôn ói và sưng mặt xảy ra trong khoảng một phần ba tổng số trường hợp.
Suy thận cũng xảy ra ở khoảng 25–30 % nếu không được điều trị.
Đông máu nội mạch lan tỏa nghiêm trọng cũng có thể xảy ra ở những bệnh nhân nặng.
Tiếp cận và điều trị sớm với thuốc kháng nọc độc có thể ngăn ngừa và giảm đáng kể nguy cơ phát triển các biến chứng nghiêm trọng / có thể gây chết người.
Cơn đau có thể kéo dài trong 2-4 tuần. Thông thường, sưng nề tại vết cắn đạt đỉnh điểm trong vòng 48–72 giờ, thậm chí 1-2 giờ nếu vết cắn lớn. Sự đổi màu có thể xảy ra khắp vùng bị sưng do các tế bào hồng cầu và huyết tương rò rỉ vào mô cơ.
Tử vong do nhiễm trùng huyết hoặc suy thận, hô hấp hoặc tim có thể xảy ra sau 1 đến 14 ngày sau vết cắn hoặc muộn hơn.
Cách sơ cứu
Nếu bị rắn độc cắn, cần ngay lập tức gọi số khẩn cấp cho bệnh viện gần nhất để được cấp cứu bằng huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu đã được dự trữ sẵn, đặc biệt khi là thấy vết thương có dấu hiệu đổi màu, bắt đầu sưng hoặc đau.
Trong thời gian chờ sự trợ giúp y tế, nên thực hiện các bước sơ cứu khi bị rắn độc cắn sau đây để làm chậm và hạn chế nọc độc xâm nhập vào cơ thể:
Di chuyển nạn nhân xa ra khỏi tầm hoạt động của con rắn;
Giữ bình tĩnh và hạn chế cử động, tốt nhất là bất động chi bị cắn bằng nẹp, để làm chậm sự lây lan của nọc độc
Tháo bỏ đồ trang sức và nới lỏng quần áo chật nhằm tránh gây chèn ép khiến vết thương bắt đầu sưng lên
Điều chỉnh tư thế sao cho vùng bị cắn nằm thấp hơn mức tim, chẳng hạn như nằm xuống, kể cả trong lúc được vận chuyển đến bệnh viện;
Làm sạch vết thương bằng xà phòng và nước muối sinh lý
Dùng một miếng gạc khô và sạch để băng kín vùng bị cắn.
Để bảo vệ tính mạng của bản thân và những người xung quanh, cần ghi nhớ một số lưu ý trong cách xử lý khi bị rắn cắn như sau:
Không sử dụng băng garo cột chặt vào vùng bị cắn, cách này vừa làm đau nạn nhân, vừa cản trở máu lưu thông đến các chi gây hoại tử, rất nguy hiểm
Không tùy tiện chườm lạnh, bôi hóa chất, đắp lá cây… lên vết thương hoặc uống thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ
Không rạch, đâm chích vết thương hoặc cố gắng loại bỏ nọc độc vì có thể sẽ khiến nhiễm trùng nặng hơn.
Tránh dùng thức uống có chứa caffeine hoặc rượu vì chúng có thể làm tăng tốc độ hấp thụ nọc độc của cơ thể
Không nên cố bắt con rắn. Thay vào đó nên ghi nhớ màu sắc, hình dạng và phương thức tấn công của chúng để có thể mô tả với bác sĩ, thông tin này sẽ có ích trong điều trị. Nếu có điện thoại thông minh bên mình và thuận tiện, hãy chụp ảnh con rắn từ khoảng cách an toàn để giúp việc nhận dạng được dễ dàng hơn.
Điều trị
Trong tất cả các trường hợp bị rắn tấn công, cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế một cách nhanh chóng và an toàn nhất. Quá trình xử trí bằng huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu và theo dõi tại bệnh viện phải được tiến hành ít nhất trong 12 giờ đầu. Nếu để lâu thì kết quả điều trị sẽ rất kém hoặc không hiệu quả.
Phòng ngừa
Tránh bắt rắn
Mang ủng, quần dày và găng tay nếu tới những nơi có thể có rắn.
Nếu thấy rắn trong tự nhiên, bạn hãy để rắn tự đi chứ không nên chọc phá hay bắt rắn
Tránh tới những nơi có thể có rắn như những khu vực có cỏ cao, bụi cây um tùm hoặc nhiều đá.
Theo Bệnh viện Nhi Đồng thành phố

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Sanotact - Thương hiệu thực phẩm bảo vệ sức khỏe chuẩn Đức chính thức ra mắt tại Việt Nam
Ngày 12 tháng 5 năm 2025, Thương hiệu Sanotact đến từ Cộng hòa Liên bang Đức chính thức ra mắt tại thị trường Việt Nam thông qua buổi lễ trang trọng tổ chức tại khách sạn Novotel Suites Hà Nội. Sự kiện có sự góp mặt của ông Johannes, đại diện Tập đoàn Sanotact toàn cầu và Ban lãnh đạo Công ty TNHH Sanotact Việt Nam, cùng đông đảo đối tác, chuyên gia ngành hàng và cơ quan truyền thông.May 19 at 9:27 am -
Long Châu hợp tác cùng Viện Công nghệ tiên tiến - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ phát triển dược phẩm bảo vệ sức khỏe người Việt
Với cam kết mạnh mẽ về sự minh bạch và chất lượng, hướng đến một cộng đồng khỏe mạnh và bền vững, FPT Long Châu, Viện Công nghệ tiên tiến thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chính thức ký kết hợp tác nhằm thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ dược liệu tiên tiến phát triển các sản phẩm chăm sóc sức khỏe.May 16 at 5:12 pm -
Những nụ cười mát lành giữa trưa hè từ xe nước miễn phí của Long Châu
Giữa những ngày hè nắng như đổ lửa, hình ảnh đội ngũ Long Châu đứng phát từng chai nước mát cho người đi đường đã trở thành điểm sáng tưới mát lòng người giữa phố phường oi ả. Không ồn ào, không phô trương, hành động nhỏ ấy lại chứa đựng nghĩa cử lớn – một cách giản dị mà đầy nhân văn để Long Châu tiếp tục lan tỏa sứ mệnh vì sức khỏe và sự an yên của cộng đồng.May 16 at 3:48 pm -
So sánh cấy chỉ Nano GV se khít vùng kín với Laser và tiểu phẫu cắt may
Se khít vùng kín, trẻ hóa cô bé ngày càng trở nên thông dụng nhờ công nghệ hiện đại, thực hiện nhanh, hiệu quả lâu dài mà không tốn nhiều chi phí. Lựa chọn phương pháp nào tối ưu mang lại hiệu quả bền vững và hạn chế xâm lấn là điều chị em phụ nữ nào cũng quan tâm.May 15 at 2:01 pm