Căn bệnh ghẻ cóc gây tổn thương xương vĩnh viễn ở trẻ em

Ghẻ cóc là một căn bệnh phổ biến gây tổn thương ngoài da cho trẻ em dưới 15 tuổi. Tuy bệnh này có thể điều trị ở giai đoạn đầu nhưng sau điều trị sẽ để lại biến chứng xương mạn tính nghiêm trọng đối với trẻ.
07/10/2020 11:51

Ghẻ cóc là bệnh phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Theo WHO, toàn cầu có khoảng 50 triệu người mắc bệnh, đều là trẻ em. Thế giới đã nhiều lần nỗ lực đẩy lùi căn bệnh này, tuy nhiên, chưa đạt kết quả như mong muốn. Theo Bệnh viện 103, tại Việt Nam, Tây Nguyên là khu vực phát hiện nhiều ca mắc ghẻ cóc nhất.

Bệnh thường bị nhầm lẫn với giang mai

Ghẻ cóc là bệnh không bẩm sinh, không lây qua đường tình dục hay ảnh hưởng tới hệ thần kinh, tim mạch. Tuy nhiên, bệnh lây lan qua quá trình tiếp xúc, biến chứng dị dạng xương nghiêm trọng. Xoắn khuẩn gây bệnh thường lây nhiễm qua da bị xây xát.

Bệnh có thể được điều trị bằng một liều azithromycin duy nhất. Ghẻ cóc có thể chữa khỏi nếu phát hiện ở giai đoạn đầu, tuy nhiên, các biến dạng xương không thể hồi phục.

 
yaws_disease_460

Bệnh nhân mắc ghẻ cóc sẽ có các nốt sần ngoài da, xương tổn thương mạn tính. Ảnh: WHO.

Ghẻ cóc là bệnh tổn thương ngoài da ở trẻ em do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Đây là vi khuẩn liên quan mật thiết với sinh vật gây bệnh giang mai. Xoắn khuẩn Treponema pallidum có thể tồn tại ở nhiều môi trường khác nhau là đất, nước, các vùng đầm lầy. Loại khuẩn này thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa.

Tháng 7, công trình khảo cổ học của nghiên cứu sinh Melandri Vlok (khoa Giải Phẫu, Đại học Otago, New Zealand) đã chỉ ra cách vi khuẩn gây bệnh yaws (ghẻ cóc) ngoài da cho trẻ em trong các hài cốt ở khu khảo cổ Mán Bạc, Ninh Bình.

Theo Science Daily, năm 2018, bà Vlok đến Việt Nam và nghiên cứu các hài cốt tại đây. Khu khảo cổ Mán Bạc được khai quật vào năm 2005-2007 và trở thành di tích cung cấp nhiều dấu vết lịch sử cho các nghiên cứu viên trong nước, quốc tế.

Theo giáo sư khảo cổ học Hallie Buckley (người hướng dẫn của Melandri Vlok) tại Đại học Otago, di tích Mán Bạc tồn tại cách đây 4.000 năm. Bà Vlok cho biết các bộ hài cốt đang được đặt tại Viện Khảo cổ học - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Các giai đoạn lây nhiễm

Bệnh ghẻ cóc hiếm khi gây tử vong. Tuy nhiên, nó có thể dẫn đến biến dạng và tàn tật vĩnh viễn. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh ghẻ cóc có 2 giai đoạn lây nhiễm. Ở giai đoạn đầu, người bệnh có khả năng lây nhiễm cho người lành với hiện tượng xuất hiện u nhú tại vị trí nhiễm trùng. Vết sần chứa các khuẩn Treponema pallidum, tồn tại 3-6 tháng sau khi lành.

Nếu không điều trị, ghẻ cóc gây tổn thương da lan rộng. Ngoài ra, bệnh còn gây đau xương và tổn thương mạn tính cơ quan này. Giai đoạn một của bệnh chia thành 3 thời kỳ.

Thời kỳ đầu: Xoắn khuẩn xâm nhập vào vị trí nào đó trên da, thường là nơi bị xây xát. Tại vị trí này, tổn thương đặc trưng là các sẩn đỏ nhiễm cộm, sau đó biến thành loét có vảy tiết màu vàng. Vùng da loét to dần hoặc các nhóm gần nhau tạo thành mảng to.

Các vết tổn thương không gây ngứa, đau và sùi to, dễ chảy máu. Dịch tiết có nhiều xoắn khuẩn.

Bệnh nhân có triệu chứng toàn thân như sốt, đau khớp, mệt mỏi nhưng thường không rõ rệt. Ngoài ra, người mắc ghẻ cóc có thể xuất hiện hạch khu vực, không thành chùm, không đau, không áp-xe hóa.

 
yaws_tertiary_high

Bệnh ghẻ cóc gây tổn thương xương nghiêm trọng. Ảnh: WHO.

Thông thường, tổn thương thời kỳ này tự lành, sau đó để lại sẹo, to và lõm. Ở giữa các sẹo thường bị mất sắc tố hoặc nhạt màu, xung quanh là viền đậm hơn. Tổn thương to như hạt ngô, bên trong là máu dịch.

10% bệnh nhân mắc ghẻ cóc không có giai đoạn đầu tổn thương trên mà chuyển hẳn sang thời kỳ 2.

Thời kỳ 2: Chúng xuất hiện 2-4 tháng sau đó hoặc sớm hơn. Tổn thương là các sẩn đỏ, loét nhanh, đóng vảy tiết vàng. Các nốt sẩn thường gặp ở miệng, mũi, hậu môn và vùng kín.

Trước khi xuất hiện tổn thương thời kỳ 2, một số bệnh nhân xuất hiện triệu chứng toàn thân như sốt, nhức đầu, đau xương khớp và nổi hạch rải rác (giống giang mai).

Thời kỳ 3: Các bệnh nhân ở thời kỳ này thường có tổn thương dạng củ hoặc cục, dày, sưng lòng bàn tay, chân, nút cạnh khớp. Bên cạnh đó, người mắc ghẻ cóc còn bị viêm mũi dẫn tới biến dạng cơ quan này, tổn thương xương, khớp, sùi xương mũi và mặt.

Giai đoạn thứ 2, người mắc không có khả năng lây nhiễm, thường xuất hiện sau 5 năm kể từ khi bị bệnh. Hậu quả của giai đoạn này là mất khứu giác, ảnh hưởng chức năng xương và tăng sừng da, gan bàn tay…

Bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến trẻ em dưới 15 tuổi (với đỉnh điểm là từ 6 đến 10 tuổi) sống trong các cộng đồng nghèo ở khu vực rừng nhiệt đới và ấm, ẩm ướt ở châu Phi, châu Á, châu Mỹ Latinh và đảo ở Thái Bình Dương. Khi sàng lọc và chẩn đoán, các xét nghiệm huyết thanh hiện tại không thể phân biệt bệnh ghẻ cóc với giang mai.

Bệnh ghẻ cóc đã bị tiêu diệt ở nhiều nơi trên thế giới nhưng tại Tây Thái Bình Dương, nó vẫn khá phổ biến và ảnh hưởng tới 30.000 người. Năm 1950, con người nỗ lực đẩy lùi căn bệnh này, tuy nhiên chúng ta thất bại ở giai đoạn cuối cùng.

Công trình nghiên cứu của bà Vlok sử dụng khảo cổ học để làm sáng tỏ cách lây lan của dịch ghẻ cóc ở các quần thể người đầu tiên. Nghiên cứu của bà cho thấy khoảng thời gian bệnh tồn tại trong khu vực và ảnh hưởng nghiêm trọng của nó với loài người trong quá khứ.

Theo Zing News

comment Bình luận

largeer