Căn bệnh kì lạ "ho ra máu sét đánh" khiến bệnh nhân và bác sĩ phải chạy đua với tử thần

"Ho ra máu sét đánh" là tình trạng bệnh lý rất nặng không thể xem thường vì khi máu ộc ra không cầm được sẽ dẫn đến suy tuần hoàn và tử vong.
16/09/2020 17:59

Những ca bệnh "ho ra máu sét" đánh nguy hiểm

Ngày 27/1/2018, anh Đào Duy Quân sinh năm 1983 ở Hà Nội nhập viện Lao Phổi Trung ương khi phát hiện ho ra máu số lượng ít. Tuy nhiên sau đó 3 ngày, bệnh nhân bất ngờ ho ra máu dồn dập. Số lượng máu bị mất ước lượng khoảng nửa lít.

Ca phẫu thuật của anh được các bác sĩ ví như một cuộc chạy đua với tử thần theo cả nghĩa đen và nghĩa bong của cả kíp bác sĩ. Máu chảy ra từ phổi bên phải nhưng chảy tới ngã 3 đoạn chia khí phế quản thì bị tràn và bít cả phổi bên trái. Nếu bệnh nhân tiếp tục ho, đường máu sẽ tắc nốt đường khí quản bên còn lại và bệnh nhân sẽ tử vong”

Ngày 06/01/2019, ông Trần Văn V. (64 tuổi ở Hà Nội) nhập viện trong tình trạng nguy kịch "ho máu sét đánh" với biểu hiện đột nhiên ho ra máu nhiều, mỗi lần 100ml và sụt cân nhanh. Bệnh sử, ông V đã từng bị viêm phổi và ho ra máu vào năm 2009, 2015 và 2018 nhưng đều không tìm được nguyên nhân.

ho ra mau set danh.jpg 1

Bác sĩ khám cho bệnh nhân Trần Văn V. bị ho ra máu nghiêm trọng.

Tại bệnh viện Bạch Mai nơi ông V điều trị đã diễn ra cuộc hội chuẩn để chỉ định mổ cấp cứu khắc phục tình trạng "ho ra máu sét đánh" và lấy dị vật bằng phẫu thuật cắt thùy dưới phổi trái. Kết quả, bệnh nhân được ra viện sau 11 ngày phẫu thuật trong tình trạng khỏe mạnh.

Vào tháng 3/2020 bệnh nhân H.C.T (58 tuổi ở Quảng Ninh) cũng gặp phải bệnh "ho 8ra máu sét đánh" hiếm gặp này. Ông T có tiền sử bị lao gần 1 năm ho khạc ra ít máu. Trước khi vào viện, ông bị cơn ho dữ dội máu ốc ra mũi và miệng ồ ạt, hôn mê bất tỉnh.

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng rất nguy kịch, máu chảy làm tắc đường thở gây ra ngừng hô hấp. Sau khi hội chẩn các bác sĩ đánh giá đây là trường hợp ho ra máu sét đánh do vỡ mạch máu trong hang lao.

Mới đây nhất vào sáng ngày 10/9/2020, theo thông tin từ bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ: các bác sĩ cấp cứu và điều trị thành công bệnh nhân Phan Minh Phụng (sinh năm 1990 ở Cần Thơ) "ho ra máu sét đánh" nguy kịch.

ho ra mau set danh.jpg 2

Ho ra máu sét đánh nếu không cấp cứu kịp có thể tử vong ngay lập tức

Cách đây 1 tháng bệnh nhân có triệu chứng ho khan tần suất ngày càng nhiều. Khi nhập viện địa phương được 3 ngày thì đột ngột ho ra máu sét đánh lượng nhiều, được xử trí cấp cứu đặt nội khí quản và hồi sức tích cực.

Nhận thấy tình trạng nguy kịch, bệnh nhân Phụng được chuyển lên tuyến tỉnh. Lúc này, anh Phụng ho ra máu sét đánh lượng nhiều, nguy ngập hô hấp gây suy hô hấp cấp, da niêm nhợt, vã mồ hôi, mạch nhanh, ho ra máu lượng nhiều đỏ tươi kèm đỏ bầm, phổi rale ẩm hai bên, thở nhanh nông, co kéo cơ hô hấp phụ.

Vì sao gọi là "ho ra máu sét đánh"?

Theo TS.BS Cao Mỹ Thúy - Trưởng Khoa Nội hô hấp, BVĐK Trung ương Cần Thơ, ho ra máu sét đánh là tình trạng bệnh diễn biến đột ngột, nhanh như “sét đánh”, máu có thể ộc ra ồ ạt không cầm được, máu chảy đóng đông thành từng cục gây bít tắc đường thở, sẽ dẫn đến suy hô hấp cấp trong thời gian ngắn, trụy tuần hoàn và có thể tử vong. Ho ra máu sét đánh thường gặp ở bệnh nhân bị các vấn đề về phổi như: Lao phổi, giãn phế quản, bất thường mạch máu phổi,...

Các chuyên gia nhận định, ho ra máu nguyên nhân từ lao phổi chiếm đến hơn 75% các trường hợp. Ho ra máu có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng. Ở mức độ rất nặng gọi là ho ra máu sét đánh. Trường hợp này nguy cơ tử vong ngay lập tức do hít phải máu vào bên phổi lành hoặc vì mất máu quá nhanh với số lượng lớn.

ho ra mau set danh

 Ho ra máu sét đánh là tình trạng bệnh diễn biến đột ngột, nhanh như “sét đánh”

Có thể kể ra 3 nguyên nhân thường gặp nhất của ho ra máu sét đánh như: Lao phổi; giãn phế quản và ung thư phổi phế quản. Khi phát hiện tình trạng ho ra máu thì tùy mức độ nặng nhẹ bệnh nhân có thể điều trị ở nhà hoặc đến bệnh viện.

Với trường hợp ho ra máu nhẹ dưới 50ml máu chỉ ra thành vệt lẫn chất khạc nhầy thì cần nằm yên nghỉ ngơi, dùng thuốc giảm ho, hạn chế hoạt động mạnh và nên ăn các thức ăn dạng lỏng.

Ho ra máu trung bình: Khi lượng máu ho ra từ 50-200 ml/ngày. Bệnh nhân cần được điều trị tại bệnh viện.

Ho ra máu nặng: Khi lượng máu ho ra trên 200ml/ngày. Bệnh nhân cần được điều trị và theo dõi tại bệnh viện. Trường hợp mất máu nhiều cần thiết phải truyền máu.

Vũ Hường

comment Bình luận

largeer