Cảnh báo trẻ tử vong do sặc sữa
Tại Việt Nam đã ghi nhận nhiều trường hợp trẻ em bị sặc sữa dẫn đến tử vong. Cụ thể, vào năm 2017 tại Tiền Giang, một bé gái 9 tháng tuổi được cha cho uống sữa nhưng bất ngờ dừng uống, cơ thể tím tái và được đưa đi cấp cứu nhưng bé đã tử vong trước khi đến bệnh viện.
Năm 2019, Trung tâm Y tế (TTYT) TP Quy Nhơn (Bình Định) cũng ghi nhận một trường hợp bé sơ sinh tử vong do sặc sữa. Sản phụ N.T.T.H. (24 tuổi, ngụ TP Quy Nhơn) sinh bé gái đầu lòng tại TTYT TP Quy Nhơn lúc 9h50 ngày 20/8/2019. Bé nặng 4,4 kg, da hồng hào, khóc to, nhưng đến 20h15 cùng ngày khi bé đang ở cùng mẹ đã xảy ra chuyện. Người nhà bế bé lên nhân viên y tế trong tình trạng môi tím đen, toàn thân tím tái, không có phản xạ, không thở. Sau 45 phút hồi sức tích cực, đến 21h5 bé vẫn tím tái toàn thân, mạch quay và mạch bẹn không bắt được, ngừng tim, ngừng thở.
Trước nhiều trường hợp thương tâm đã xảy ra, các chuyên gia đã chỉ ra các dấu hiệu nhận biết, phòng tránh và xử lý trong trường hợp trẻ bị sặc sữa.

Hình minh họa.
Dấu hiệu nhận biết
Sặc sữa ở trẻ sơ sinh là hiện tượng sữa trào ngược vào đường thở khiến xuất hiện hiện tượng khó thở, sặc sụa, tím tái có thể gây ngừng thở ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân của sặc sữa thường là do cha mẹ hoặc người giữ trẻ để trẻ bú không đúng tư thế, cho bú khi trẻ đang khóc, đang ho, sữa mẹ xuống quá nhiều hoặc núm vú cao su có lỗ thông quá rộng khiến sữa chảy nhiều, chảy mạnh làm trẻ không nuốt kịp.
Các dấu hiệu nhận biết sắc sữa ở trẻ sơ sinh: Trẻ đang bú hoặc đang nằm (sau ăn) đột ngột ho mạnh, ho sặc sụa, tím tái hoặc lịm đi. Trẻ đột nhiên khóc thét lên; có thể thấy sữa trào ra mũi, miệng. Trẻ hốt hoảng, da xanh tái, có thể mềm nhũn hoặc co cứng. Trường hợp nặng trẻ có thể ngừng thở.
Xử lý khi trẻ bị sặc sữa
Việc xử lý sơ cứu trẻ sơ sinh bị sặc sữa đúng cách là điều quan trọng, giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nguy hiểm.
Khi trẻ gặp những biểu hiện bị sặc sữa như ho, sặc sụa, tím tái... ngay lập tức cha mẹ hoặc người giữ trẻ cần xử trí sặc sữa cho trẻ sơ sinh đúng cách theo các bước sau đây:
Cho trẻ nằm sấp trên lòng bàn tay và cánh tay phải, dùng lòng bàn tay vỗ mạnh và nhanh năm cái vào lưng trẻ nhằm tăng áp lực trong lồng ngực để tống sữa ra khỏi đường hô hấp.

Hình minh họa.
Nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái thì đặt trẻ nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng, dùng hai ngón tay trỏ và giữa đột ngột ấn mạnh 5 cái ở nửa dưới của xương ức, dưới đường nối hai vú 1- 2 cm. Lặp lại 5 đến 6 lần cho đến khi trẻ có dấu hiệu hồi phục, da hồng hào trở lại.
Thông đường thở bằng cách dùng miệng hút mạnh vào mũi, miệng trẻ, hút kỹ những sữa còn đọng ở họng và mũi càng nhanh, càng tốt. Hút miệng trước, mũi sau. Nếu để chậm, sặc sữa ở trẻ sơ sinh sẽ gây tắc nghẽn đường hô hấp do sữa tràn vào phế quản.
Đối với trẻ có biểu hiện ngưng thở: Sau kết hợp các biện pháp trên và khi đã hút sạch đường, mà trẻ vẫn ngừng thở thì phải kết hợp với hà hơi thổi ngạt, cụ thể ngậm mũi và miệng trẻ thổi vào và thấy lồng ngực hơi nhô lên. Hà hơi thổi ngạt khi trẻ có nhịp thở, sau đó phải đưa trẻ đến ngay bệnh viện gần nhất để được bác sĩ cấp cứu kịp thời.
Phòng tránh sặc sữa ở trẻ
Tư thế cho bú rất quan trọng trong việc phòng tránh sặc sữa ở trẻ nhỏ. Theo đó, khi cho bú nên bế trẻ cao đầu, ở tư thế thoải mái, phải cho trẻ bú từ từ, không vội vàng, nhất là trẻ còn yếu, sinh non tháng. Quan sát trẻ trong khi bú, tốt nhất là thấy được trẻ nuốt hết sữa ở miệng sau khi mút sữa.
Khi trẻ ho hoặc khóc phải ngừng cho trẻ bú ngay, sữa còn trong miệng thì phải dừng cho bú, để trẻ nuốt hết sữa ở trong miệng, không để sữa tiếp tục chảy xuống miệng. Không ép trẻ ăn. Nếu thấy sữa mẹ chảy xuống quá nhiều mà trẻ chưa kịp nuốt, người mẹ có thể dùng hai ngón tay kẹp bớt đầu vú lại ngăn bớt sữa xuống. Sau khi bú xong nên bế trẻ nằm sấp trên vai hoặc ngực mẹ, vỗ lưng nhẹ để trẻ ợ hơi từ trong dạ dày, tránh đầy hơi sẽ kích thích gây sặc sữa.
Khi trẻ ho hoặc khóc phải ngừng cho trẻ bú ngay, không để sữa tiếp tục chảy xuống miệng. Nếu thấy sữa mẹ chảy xuống quá nhiều mà trẻ chưa kịp nuốt, người mẹ có thể dùng hai ngón tay kẹp bớt đầu vú lại ngăn bớt sữa xuống.
Với những trẻ bú bình, cần chú ý đầu núm vú cao su không quá rộng, tốt nhất đục 1 đến 2 lỗ bằng đầu kim băng ở bên núm vú. Khi cho trẻ bú, mẹ nên nghiêng bình sữa khoảng 45 độ để sữa ngập lỗ thông, bởi trẻ sẽ không mút phải nhiều không khí, dẫn đến nôn sau bữa ăn. Khi dùng thìa bón sữa vào miệng trẻ, mẹ nên đổ từ từ, trẻ nuốt hết mới tiếp tục bón thìa khác. Ngoài ra, không nên cho trẻ tự cầm bình sữa khi chưa được 6 tháng tuổi.
Theo nghiên cứu, một em bé có thể tự cầm được bình sữa của mình bắt đầu từ tháng thứ 6 bởi đây là giai đoạn mà trẻ sẽ bắt đầu phát triển kỹ năng vận động tinh để di chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia. Trên thực tế, việc trẻ có thể cầm được bình sữa ở tháng thứ 6 hay không cũng chính là một chỉ số để đánh giá sự phát triển khỏe mạnh của trẻ.Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý, phải ở bên cạnh khi cho con tự cầm bình sữa để kịp thời xử lý các trường hợp như bình rơi, sặc sữa, tràn sữa...
Đặc biệt, sau khi trẻ bú no, không nên đặt trẻ nằm ngay xuống giường hoặc nôi mà nên bế trẻ lên, cần chú ý bế trẻ thẳng đứng sau ăn khoảng 20-30 phút, tránh thay đổi tư thế đột ngột. Cho trẻ ngủ ở tư thế đầu cao. Không quấn tã chật để tránh làm tăng áp lực ổ bụng, tránh tình trạng sặc sữa, trào ngược sau khi bú.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm -
Long Châu hợp tác cùng Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia chủ động tiên phong tiến hành “kiểm tra kép vì sức khỏe người dân và khách hàng”
Trước thực trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng, hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hệ thống nhà thuốc Long Châu chủ động tiên phong ký kết hợp tác chiến lược với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế).June 25 at 5:09 pm