Cách sơ cứu khi trẻ bị sặc sữa

Cách sơ cứu khi trẻ bị sặc sữa. Trẻ đang trong độ tuổi sơ sinh bú sữa mẹ rất dễ bị sặc sữa. Do vậy các mẹ cần trang bị kiến thức sơ cứu cho trẻ khi bị sặc sữa nếu không sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng trẻ.
19/03/2018 16:56

Vì sao trẻ sặc sữa

Sặc sữa là hiện tượng sữa trào vào đường thở khiến trẻ khó thở, sặc sụa, tím tái có thể gây ngừng thở. Và có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ bị sắc sữa như:

- Do núm vú cao su bị đục lỗ thông quá lớn, sữa chảy nhanh khiến trẻ nuốt không kịp.

- Do mẹ cho bé bú trong tình trạng buồn ngủ và cơ thể bé đang bắt đầu chuyển sang trạng thái ngủ. Lúc này sữa vẫn chảy nhưng trẻ không nuốt mà chỉ ngậm trong miệng. Khi trẻ thở mạnh, bé có thể hít sữa lên mũi vào khí quản, phế quản gây sặc sữa.

cach co cuu khi tre bi sac sua

Cách sơ cứu khi trẻ bị sặc sữa. Trẻ bị sặc sữa có thể nguy hiểm đến tính mạng trẻ

- Khi trẻ khoảng 3-4 tuổi sẽ bắt đầu biết hóng chuyện. Khi trẻ đang bú mà cha mẹ vẫn cứ à ơi đùa nghịch, nói chuyện có thể khiến bé toét miệng ra cười. Sữa không nuốt kịp có thể tràn vào khí quản gây sặc.

- Do tư thế cho bé bú không đúng. Trường hợp mẹ cho bé bú trong tình trạng gập cổ hoặc ngửa cổ quá sẽ khiến trẻ rất dễ bị sặc. Nếu trẻ đang khóc bạn cũng đừng ấn ngay núm vú vào miệng trẻ. Đây có thể là hành động khiến trẻ bị sặc sữa.

- Việc cho trẻ bú sữa mẹ sẽ ít gây sặc sữa. Tuy nhiên, hiện tượng này vẫn có thể xảy ra, nhất là vào ban đêm vừa nằm vừa cho trẻ bú sẽ rất dễ khiến bé bị sặc sữa.

Nhận biết tre bị sặc sữa

Khi trẻ đang bú hoặc sau khi bú đột ngột ho mạnh, sặc sụa, tím tái, khóc thét là những dấu hiệu trẻ bị sặc sữa. Phụ huynh có thể thấy sữa trào ra từ mũi, miệng của trẻ. Trẻ bị hốt hoảng, da xanh tái, có thể mềm nhũn hoặc co cứng.

Ở trường hợp nặng, trẻ sẽ có thể bị ngưng tim, ngưng thở và có thể tử vong nếu không được sơ cứu kịp thời.

Sơ cứu khi trẻ bị sặc sữa

Khi trẻ bắt đầu có biểu hiện bị sặc sữa như ho, sặc sụa, tím tái… ngay lập tức cha mẹ hoặc người giữ trẻ cần xử trí sơ cứu đúng cách theo các bước sau đây:

Đặt bé nằm ở tư thế phù hợp

- Nếu bé đã bú no rồi mà bị sặc sữa cần đặt bé nằm nghiêng hoặc thẳng nhưng nghiêng mặt về một bên để tránh cho sữa tràn vào khi quản.

- Nếu bé mới bú đã bị sặc sữa thì bạn cần đặt bé nằm ngửa, giữ 2 chân song song với mặt giường rồi nghiêng thân trên của bé một góc  45 – 60 độ. Do dạ dày của bé còn rỗng chứa nhiều không khí, nên làm như vậy sẽ lợi dụng được áp lực không khí trong khí quản và dạ dày của bé để đẩy dòng sữa tràn ra ngoài khoang miệng.

Hút hết sữa trong họng bé

- Nếu có máy chuyên dụng hút sữa thì bạn cần sử dụng ngay lập tức. Dùng loại ống mềm cho vào khoang miệng và cổ họng bé để hút sữa.

- Nếu không có máy hút, bạn dùng bông gạc mềm quấn vào ngón tay rồi cho vào khoang miệng xuống đến cổ họng bé để thấm hút hết sữa ra ngoài. Không để cho sữa tràn vào khí quản khi bé hít thở lần nữa.

Kích thích cho bé ho

- Bạn dùng tay vỗ vào lưng trẻ hoặc véo nhẹ lòng bàn chân trẻ để kích thích cho trẻ ho hay khiến trẻ đau nhức mà khóc. Ho và khóc sẽ giúp bé đẩy hết dung dịch sữa bị tràn vào khí quản ra bên ngoài khoang miệng, khiến bé thở dễ dàng.

Tạo áp lực bên ngoài

- Dùng 2 tay đặt lên bụng trên của bé, sau đó ấn nhẹ theo nhịp để làm tăng áp lực ở ổ bụng. Dưới tác động của cơ hoành và một phần cơ ngực, dung dịch sữa sẽ bị đẩy ra ngoài.

- Mỗi lần ấn tay xuống bụng bạn cần ấn dứt khoát rồi nhanh chòn nới lỏng tay để bé có thể tiếp tục hô hấp.

cach co cuu khi tre bi sac sua 1

Cách sơ cứu khi trẻ bị sặc sữa. Cần biết cách sơ cứu cho trẻ bị sặc sữa để không gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ

Lưu ý khi trẻ bị sặc sữa

- Nếu trẻ bị sặc sữa, người tím tái... nhưng rồi lại hồng hào, khóc, chơi đùa được thì có 2 khả năng: dị vật đã được tống ra ngoài hoặc trôi xuống khí quản. Lúc này không can thiệp gì, chỉ cần giữ yên bé rồi bế bé lên để dị vật không đi ngược lên trên rồi đưa đến bác sĩ.

-  Trường hợp trẻ  tím tái kéo dài và có thể ngưng thở, bạn đặt trẻ nằm sấp, đầu trúc xuống trên lòng bàn tay và cánh tay thuận. Sau đó dùng lòng bạn tay còn lại vỗ mạnh và nhanh 5 cái vào lưng trẻ, chỗ giữa hai xương bả vai. Nếu trẻ vẫn còn khó thở, tím tái thì bạn đặt trẻ nằm ngửa lên một mặt phẳng cứng. Dùng 2 ngón tay trỏ và ấn mạnh xuống nửa dưới của xương ức. Nếu vẫn không thấy trẻ thở, lặp lại đến 10 lần.

- Nếu trẻ có dấu hiệu ngưng thở, nên kết hợp với biện pháp thổi ngạt. ngậm mũi và miệng trẻ thổi vào cho đến khi thấy lồng ngực hơi nhô lên. Sau khi sơ cứu, dù trẻ hồng hào trở lại thì vẫn phải đưa đến bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra xem còn dị vật hay không.

Phòng tránh nguy cơ sặc sữa cho bé

- Chọn thời điểm cho bé bú: Không nên cho bé bú khi đang khóc hoặc cười, không ép bé bú cũng như đợi bé đói quá mới cho bú khi bé bú vội vàng rất dễ bị nghẹn.

- Cho bú đúng tư thế: nên cho bé nằm gọn trong lòng mình, hơi nghiêng người bé ở góc khoảng 30 – 45 độ so với thân trên của mẹ. Không nên vừa nằm vừa cho con bú.

- Kiểm soát tốc độ bú: Khi sữa đầy, bé lại mút quá nhanh, bạn nên dùng đầu ngón tay bấm nhẹ vào đầu bú để hãm tốc độ chảy của sữa. Với bé bú bình, nên dùng bình sữa cho phần chặn dòng sữa để đảm bảo lượng sữa cho bé pù hợp.

- Chú ý quan sát: Nếu miệng bé trào sữa hoặc vùng da xung quanh miệng và đầu mũi bị đổi màu thì nên dừng cho bú ngay lập tức.

- Xả khí trong dạ dày bé: Sau khi bú xong, bạn nên bế dựng và để đầu bé tựa vào ngực mình, rồi nhè nhẹ vỗ vào lưng bé.

- Chỉ cho bé bú khi trẻ hoàn toàn tỉnh táo, không quấy khóc, không giẫy đạp.

- Tránh không cho bé vừa bú, mẹ vừa làm chuyện khác. Khi cho con bú, người mẹ cần chú ý xem sữa có xuống nhiều quá không, trẻ có nuốt kịp không?

comment Bình luận

largeer