Cấp cứu nam bệnh nhân sốt xuất huyết biến chứng mất nửa lượng máu trong cơ thể
Ban đầu, bệnh nhân chỉ cảm thấy mệt mỏi và sốt nên đã đến cơ sở y tế điều trị. Sau đó, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39 độ C, tiểu cầu giảm sâu chỉ còn 7 G/L (thấp hơn 21 lần so với mức tối thiểu), xuất huyết tiêu hóa lượng lớn khiến phân đen.
Ngay khi nhập viện, bệnh nhân được chỉ định truyền khối tiểu cầu để hỗ trợ đông máu. Mặc dù tiểu cầu dần tăng và bệnh nhân bước vào giai đoạn lui bệnh, nhưng tình trạng xuất huyết trong cơ vẫn diễn biến phức tạp. Máu chảy trong các mô cơ thành ngực, cẳng và bàn tay trái khiến vùng cơ căng cứng, đau nhức dữ dội, chuyển màu tím bầm. Nghiêm trọng hơn, bệnh nhân mất đến một nửa lượng máu trong cơ thể. Chỉ số huyết sắc tố giảm từ 140 T/L xuống còn 70 T/L, đẩy bệnh nhân vào tình trạng nguy kịch.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân
Bệnh nhân chia sẻ, hiện tượng đau nhức khiến mình không thể cử động được cánh tay và thành ngực, với cảm giác ngày càng căng tức không thể chịu đựng nổi.
ThS.BS Đặng Hoàng Điệp, Khoa Cấp cứu cho biết: Huyết sắc tố (Hgb) là chỉ số quan trọng phản ánh khả năng vận chuyển oxy của cơ thể. Khi chỉ số này giảm sâu, bệnh nhân đối mặt với nguy cơ tử vong rất cao nếu không được can thiệp kịp thời.
Đến ngày thứ 9 của bệnh, tình trạng bệnh nhân có nhiều chuyển biến tích cực. Tiểu cầu đã tăng lên 57 G/L, xuất huyết tiêu hóa tạm thời ổn định và không xuất hiện thêm các triệu chứng xuất huyết mới. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, tình trạng xuất huyết trong cơ của bệnh nhân vẫn cần được theo dõi chặt chẽ vì đây là biến chứng khó kiểm soát, không thể xử lý bằng các biện pháp thông thường như thắt mạch hay băng ép. Việc điều trị tập trung vào truyền các chế phẩm máu để duy trì các yếu tố đông máu; chỉ số huyết sắc tố ổn định đảm bảo cung cấp đủ oxy cho các cơ quan.
Sau nửa tháng điều trị, bệnh nhân đã được ra viện. Trường hợp của bệnh nhân này là lời cảnh báo về sự nguy hiểm của sốt xuất huyết, đặc biệt là biến chứng chảy máu trong cơ. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, không chỉ cứu sống người bệnh mà còn giảm nguy cơ biến chứng, bảo vệ sức khỏe lâu dài.
Bác sĩ Điệp nhấn mạnh: Điều quan trọng là người dân cần chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo như: chảy máu bất thường, mệt, bứt rứt hay vật vã; khó thở hay bất kỳ triệu chứng nào bất thường. Những dấu hiệu tưởng chừng đơn giản có thể nhanh chóng tiến triển thành biến chứng nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời.
Mạnh Hà

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
IDE: Top phòng khám chuyên khoa hàng đầu trong điều trị sẹo phẫu thuật
Sẹo phẫu thuật lâu nay vô hình chung trở thành nỗi ám ảnh của phái đẹp, không chỉ tạo cảm giác ngứa ngáy, căng cứng, khó chịu mà còn gây nên tâm lý mất tự tin về diện mạo. Thấu hiểu được nỗi lo lắng của khách hàng, Phòng khám Chuyên khoa IDE với công nghệ tiên tiến có thể giúp giải quyết các vấn đề mà sẹo phẫu thuật mang lại.February 12 at 12:11 pm -
Hiểu đúng về virus HMPV
Vius HMPV (Human Metapneumovirus) là một loại virus gây ra tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới ở người. Loài virus này đã được các nhà khoa học xác định từ năm 2001, thuộc họ Pneumoviridae cùng với virus hợp bào hô hấp (RSV). HMPV thường xuất hiện vào mùa đông xuân.February 12 at 7:40 am -
Dây thìa canh: thảo dược tiềm năng hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường
Một trong những thảo dược hiện được chú ý trong việc hỗ trợ điều trị tiểu đường là dây thìa canh (Gymnema sylvestre).February 12 at 7:40 am -
Biến chứng nguy hiểm cúm với Người cao tuổi có bệnh lý nền
Hệ miễn dịch yếu theo tuổi tác cùng với tình trạng sức khỏe không ổn định từ các bệnh nền khiến cơ thể dễ bị tấn công và gặp phải những biến chứng nguy hiểm từ cúm. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu về những biến chứng nguy hiểm của cúm ở người cao tuổi có bệnh lý nền, đồng thời đưa ra một số giải pháp phòng ngừa và hỗ trợ sức khỏe hiệu quả.February 12 at 7:40 am