Cầu thủ bóng bầu dục bị liệt vĩnh viễn do nuốt chửng con ốc sên trần

Cầu thủ bóng bầu dục bị liệt vĩnh viễn do nuốt chửng con ốc sên trần tên là Sam Ballard, 19 tuổi. Trước khi bị liệt, cầu thủ trẻ này đã hôn mê trong suốt 420 ngày.
12/03/2018 14:15

Cầu thủ bóng bầu dục bị liệt vĩnh viễn do nuốt chửng con ốc sên trần

Trước đó, Sam Ballard đã nhận lời thách đấu của bạn bè là nuốt chửng con sên trần ở trong vườn nhà. Chàng cầu thủ trẻ này cũng không ngờ rằng, con sên tưởng như vô hại đó lại nhiễm một loại ký sinh trùng có tên Angiostrongylus cantonensis do con sên này từng ăn phân chuột.

Empty

Cầu thủ bóng bầu dục bị liệt vĩnh viễn do nuốt chửng con ốc sên trần. Đây là con ốc sên mang ký sinh trùng Angiostrongylus cantonensis

Theo báo Pourquoi Docteur của Pháp, nhiều người bị nhiễm ký sinh trùng sẽ không gặp vấn đề gì nguy hiểm cho sức khỏe, song cũng có những trường hợp ngoại lệ sẽ bị viêm mang não trầm trọng. Và Sam Ballard là một trường hợp ngoại lệ như vậy. Trước khi bị liệt tứ chi chàng cầu thủ này đã hôn mê trong suốt 420 ngày.

Khi tỉnh lại sau hôn mê, Sam thấy mình bị liệt toàn thân và đồng thời xuất hiện những di chứng thần kinh không thể hồi phục được. Trong 3 năm nằm viện, gia đình Sam đã được cơ quan bảo hiểm về tàn tật của Úc (NDIS) chi trả ở mức 492.000 USD (khoảng 397.216 euro).

Tính đến thời điểm hiện tại, Sam không thể tự sinh hoạt được. Sam phải ăn uống bằng ống, thân nhiệt thất thường và thường xuyên bị động kinh. Tháng 9 năm ngoái, cơ quan bảo hiểm đã cắt giảm tiền trợ cấp cho Sam xuống còn 135.000 USD (khoảng 108.973 euro).

Empty

Cầu thủ bóng bầu dục bị liệt vĩnh viễn do nuốt chửng con ốc sên trần. Sam hiện giờ đang sống trong sự chăm sóc của mẹ và một số thành viên khác trong gia đình

Theo các nhà nghiên cứu, người bị nhiễm ký sinh trùng Angiostrongylus cantonensis có thể bị viêm màng não, kèm theo liệt các dây thần kinh từ não đến đầu, mặt, cổ và các cơ quan nội tạng.

Thông thường, loại ký sinh trùng Angiostrongylus cantonensis ủ bệnh trong khoảng từ 2 – 3 tuần. Bệnh thường tiến triển trong vài tuần lễ và không có thuốc chữa. Loại ký sinh trùng này thường xâm nhập qua đường tiêu hóa và thường gặp ở ốc sên, tôm, cua.

Những ca nhiễm trùng Angiostrongylus cantonensis thường gặp chủ yếu ở châu Phi, châu Á và châu Đại Dương.

comment Bình luận

largeer