Cây bọ mắm lông điều trị viêm ruột, đau bao tử, đau bụng kinh
Vài nét về cây bọ mắm lông
Cây bọ mắm lông còn được gọi là bọ mắm lá đối, có tên khoa học là Gonostegia hirta, thuộc họ Gai.
Sở dĩ có tên gọi này là vì nó gần giống cây bọ mắm nhưng lá của nó thường có lông và mọc đối nhau (chứ không mọc so le như cây bọ mắm).
Cây này thường mọc ở những nơi ẩm ướt, ven sông, suối….
Công dụng làm thuốc của cây bọ mắm lông
Toàn cây bọ mắm lông đều được dùng làm thuốc (cũng có khi dùng riêng rễ) và trong Đông y, nó được gọi là Nhu mễ đằng (có thể dùng tươi hoặc phơi khô).
Theo y học cổ truyền, bọ mắm lông có vị ngọt nhạt và có tính mát. Vì vậy, nó được dùng với các công dụng như:
- Giúp thanh nhiệt cơ thể, giải độc và tiêu thũng.
- Giúp làm mạnh tỳ, tiêu hóa thức ăn, điều trị tiêu hóa kém.
- Điều trị ho ra máu, ói ra máu.
- Điều trị đau bụng kinh.
- Điều trị viêm ruột và kiết lỵ.
- Điều trị bạch đới.
- Điều trị đau bao tử và cam tích ở trẻ nhỏ.
Cách dùng: Nấu lấy nước uống từ 30 – 60g mỗi ngày.
Ngoài ra, dân gian còn dùng rễ cây làm thuốc giúp thông kinh, tiếp cốt sinh cơ, chỉ tả tiêu viêm và điều trị lỵ.
Dùng ngoài da: Với trường hợp da viêm mủ, đòn ngã tổn thương ngoài da gây bầm tím, vết thương chảy máu thì dân gian còn dùng cây tươi, giã nát rồi đắp lên.
Lưu ý: Phụ nữ mang thai không được dùng.
Các bài thuốc kết hợp
Điều trị trẻ nhỏ kém ăn: Lấy 30g rễ cây (dùng tươi), rửa sạch, cắt nhỏ ra rồi nấu lấy nước uống (dùng cho trẻ từ 7 tuổi trở lên).
Điều trị bạch đới: Lấy 30 – 60g cây bọ mắm lông (dùng tươi, chọn cành lá non), rửa sạch, cắt ngắn rồi nấu canh cùng với 120g thịt heo nạc và 30g rượu trắng. Canh này mỗi ngày ăn 1 lần.
Nghiên cứu về cây bọ mắm lông
Kết quả nghiên cứu cho thấy cây bọ mắm lông còn được dùng làm thức ăn ở một số vùng tại Ấn Độ. Điều quan trọng hơn, nó còn được biết như một loại thảo dược cổ truyền giúp điều trị táo bón và các bệnh về viêm nhiễm.
Ngoài ra, chiết xuất metanolic từ cây này còn cho thấy tác dụng hạ sốt tương đương với thuốc tiêu chuẩn (paracetamol) khi dùng với liều 300 mg/kg. Vì vậy, các nhà nghiên cứu khẳng định đây là loại cây an toàn khi dùng làm thực phẩm và có tác dụng hạ sốt đáng kể.
Thông tin thêm
Ngoài cây bọ mắm và bọ mắm lông thì ở nước ta còn có các cây như:
- Bọ mắm rừng (hay còn gọi là cây thuốc giòi cây, cây nhớt nháo), có tên khoa học là Pouzolzia sanguinea. Cây này có thể cao tới 3m và các nhánh của nó thường có lông, mép lá có dạng răng cưa. Ở nước ta, lá và ngọn non của cây có thể dùng làm thức ăn bằng cách vò mềm rồi nấu canh, ăn như ăn canh rau đay. Bên cạnh đó, cành lá cây bọ mắm rừng còn được dùng với tác dụng mát máu, cầm máu, lợi tiểu, điều trị ho lâu năm và phụ nữ sau khi sinh nở bị thiếu máu.
Cách dùng: Lấy 10 – 25g cành lá đã phơi khô, sắc lấy nước uống trong ngày.
- Bọ mắm thanh lịch (hay còn gọi là thuốc vòi thanh), có tên khoa học là Pouzolzia elegans. Cây này thường cao dưới 1,5m và cành non có lông mịn, dày. Lá cây có hình dầu dục, rộng hơn các loại khác và mép lá có dạng răng cưa. Nhìn chung, công dụng làm thuốc của cây này chưa được biết đến nhiều.
Theo Caythuoc.org
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm