Cây sả chanh pháp có tác dụng gì?
Sả chanh, hay còn gọi là sả chanh pháp, có tên khoa học là Aloysia Triphylla (đồng nghĩa: Aloysia citrodora). Còn có các tên gọi khác như: Cây sả chanh pháp, cây cỏ roi ngựa, cỏ roi ngựa chanh, cây bạc hà sả chanh pháp…
Lưu ý phân biệt: Cây sả chanh còn được gọi là cỏ roi ngựa nhưng nó khác với cây cỏ roi ngựa (Verbena officinalis, mã tiền thảo, hoa tím) trong y học cổ truyền.

Cây sả chanh pháp. Ảnh: Caythuoc.org
Đặc điểm cây sả chanh pháp
Để dễ nhận dạng hơn thì người ta thường gọi cây sả chanh được nói đến trong bài viết này là sả chanh pháp.
Đặc điểm:
- Thân cỏ, nhiều nhánh (không phải thân lúa, dạng bẹ…).
- Lá hình mũi mác nhọn (mọc đối nhau, 3 lá đối nhau), bề mặt lá nhám, có lông tơ.
- Lá có mùi sả và mùi chanh, mùi sả đậm hơn mùi chanh. Nhìn chung, mùi hương của cây hơi đậm và hắc hưng ngửi quen thì sẽ thấy thơm.
- Hoa có màu trắng nhạt, hơi hồng hồng.
- Cây có thể sống tốt tại các vùng khí hậu ở Việt Nam.
Cây sả chanh có tác dụng gì?
Ngoài việc được trồng như một loài cây kiểng có hương thơm thì cây sả chanh pháp còn được dùng trong ẩm thực, mỹ phẩm và dược liệu.
Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý là phụ nữ mang thai không được dùng loại cây này.
Trong ẩm thực:
Trong ẩm thực, lá sả chanh pháp được dùng làm gia vị cho một số món ăn cần khử mùi tanh như thịt, cá, thịt gia cầm… (tương tự như lá hương thảo).
Bên cạnh đó, lá sả chanh còn được phơi khô, thỉnh thoảng hãm với nước sôi rồi uống như trà (một tuần không quá 2 lần, không nên uống nhiều vì sẽ gây kích ứng dạ dày).
Trong y học:
Lá sả chanh pháp còn được dùng làm thuốc giảm viêm loét ngoài da, giúp hạ sốt, dễ ngủ, giảm viêm sưng và sát trùng.
Ngoài ra, hương thơm sả chanh pháp còn được dùng để kích thích tiêu hóa và hỗ trợ điều trị các bệnh về thần kinh.
Lưu ý: Không dùng cây sả chanh pháp khi đang uống các loại thuốc khác (để tránh tương tác thuốc).
Trong mỹ phẩm:
Có thể nói, lá sả chanh pháp được dùng nhiều trong lĩnh vực thẩm mỹ. Thông thường, tinh dầu sả chanh pháp được dùng để sản xuất các loại nước hoa, tinh dầu thiên nhiên và mỹ phẩm trị mụn, giúp mềm da và giảm bọng mắt.
Ngoài ra, trong nông nghiệp thì tinh dầu sả chanh còn được dùng để đuổi côn trùng và chống lại một số loại sâu bệnh.
Nếu để ý, bạn sẽ thấy cây sả chanh pháp rất ít khi bị sâu bệnh. Vì vậy, những người trồng cây cảnh, cây hương liệu… rất thích loại cây này.
Thông tin thêm
Cây sả chanh pháp rất dễ trồng và dễ nhân giống. Bạn có thể ươm từ hạt hoặc giâm cành (giâm cành là phổ biến hơn cả).
Theo Caythuoc.org

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm