Bài thuốc điều trị bệnh từ Hoàng kỳ

Hoàng kỳ là 1 vị thuốc bổ đã được sử dụng lâu đời trong y học Trung Hoa. Các nghiên cứu y học hiện đại cũng đã chứng minh tác dụng hiệu quả trong việc điều trị 1 số bệnh lý khác nhau.
17/07/2023 14:58

Hoàng kỳ còn có tên khác như Tiễn kỳ, Bắc kỳ, Khẩu kỳ và Miên Hoàng kỳ. Có tính ôn, vị ngọt, lợi vào kinh phế, tỳ, là 1 vị thuốc dùng trong Đông y làm thuốc bổ khí, trừ mụn độc, lợi tiểu, làm hết đau, hút mủ. Là thuốc quan trọng chữa bệnh nhọt độc khó vỡ, chữa nhiều bệnh của trẻ con, phụ nữ có máu xấu không ra hết, đàn ông hư tổn.

Không chỉ được lưu truyền trong dân gian, tác dụng của Hoàng kỳ với sức khỏe con người cũng được y học hiện đại nghiên cứu và chứng minh. Những tác dụng điển hình có thể nhắc tới như: Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, làm chậm quá trình lão hóa tế bào, ngăn ngừa oxy hóa. Bài thuốc sử dụng Hoàng kỳ được nhiều người biết đến nhất là bài thuốc có tác dụng điều trị bệnh thận mạn.

Hoàng kỳ còn có tác dụng bổ trợ cho chức năng tiêu hoá, giúp chữa bệnh trong trường hợp trẻ con và người lớn biếng ăn, cơ thể suy nhược, gầy yếu, tiêu chảy lâu ngày, hay ra mồ hôi.

Những năm gần đây, người ta dùng Hoàng kỳ để chữa những trường hợp lở loét mãn tính, suy nhược lâu ngày, huyết áp cao, mạch máu nhỏ dễ đứt vỡ, viêm thận mãn tính với albumin niệu, cơ thể suy nhược hay ra nhiều mồ hôi....

Dược liệu được thái miếng trực tiếp cho vào làm thuốc gọi là Sinh Hoàng kỳ. Nếu được sao tẩm mật gọi là Chích Hoàng kỳ.

Những bài thuốc hữu ích từ Hoàng kỳ

Bài thuốc 1: Có công dụng làm tăng bạch cầu ở bệnh nhân ung thư sau khi dùng xạ trị và hóa trị liệu, nâng cao miễn dịch dịch thể và tế bào

Chuẩn bị: Sinh hoàng kỳ 250g, đẳng sâm 250g, bạch truật 250g, bạch linh 250g, phá cố chỉ 300g. Tất cả sấy khô, tán vụn. Mỗi ngày sử dụng 50g/ngày. Hãm với nước sôi trong bình kín, uống trong ngày.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Hoàng kỳ, Kê huyết đằng, Hà thủ ô (nướng) - mỗi vị 30g; Câu kỷ tử 15g; Nhục quế, thăng ma đều 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Uống trong vòng 1 tháng bạch cầu sẽ trở lại ở mức bình thường.

Nên bổ sung:

Bài 1: Nước ép cà rốt - gừng - cam

Tế bào bạch cầu là thành phần thiết yếu của hệ thống miễn dịch. Nước ép này giúp tăng cường mạnh mẽ khả năng miễn dịch đến khả năng chống ung thư mạnh mẽ.

Chuẩn bị: 8 củ cà rốt cỡ vừa, rửa sạch, gọt vỏ; 8 quả cam cỡ vừa, gọt vỏ và bỏ hạt; 1 củ gừng tươi khoảng 6 - 7 cm, gọt vỏ. Cho tất cả các thành phần cà rốt, cam và gừng vào ép trong máy ép trái cây, đổ nước ép vào ly và thưởng thức.

Bài 2: Nước ép cà rốt, táo và lê

Điều chỉnh hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và giữ đủ số lượng tế bào T, còn được gọi là tế bào chiến đấu, trong hệ tuần hoàn. Nó cũng làm tăng hoạt động của các tế bào bạch cầu và kháng thể.

Chuẩn bị: 4-5 củ cà rốt, 1 trái táo, 1 trái lê, ¼ củ gừng. Ép và sử dụng.

Bài thuốc 2: Hoàng kỳ trong điều trị bệnh thận mạn

Theo sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS. Đỗ Tất Lợi. Qua nhiều nghiên cứu lâm sàng và thực nghiệm cho thấy, Hoàng kỳ có các tác dụng sau trong điều trị bệnh thận mạn, giúp cải thiện chức năng thận.

Chuẩn bị: Hoàng kỳ (40g/ngày) hoặc kết hợp với đương quy trong 12 tuần.

Có tác dụng làm giảm đạm niệu (giảm protein niệu), tăng độ lọc cầu thận, làm chậm quá trình diễn tiến của bệnh, có thể duy trì mức độ ổn định của eGFR và trì hoãn việc bắt đầu điều trị thay thế thận ở những bệnh nhân CKD giai đoạn 4 tiến triển. Tác dụng bảo vệ chống lại tổn thương thận.

Hoặc là:

Chuẩn bị: 15g một dược, 60g phá cố chỉ và 30g bạch phục linh.

Một dược cho vào nồi, đổ ngập rượu cỡ 1 lóng ngón tay, đun cho tan chảy. Các vị thuốc còn lại nghiền bột mịn rồi trộn chung với một dược làm thành viên hoàn to bằng hạt ngô. Mỗi lần lấy 30 viên uống với nước đun sôi để nguội.

Nên kiêng: Ăn thịt đỏ, các loại đồ uống chứa cồn, muối ăn.

Bài thuốc 3: Phục hồi tổn thương do thiếu máu cục bộ

Chuẩn bị: Hoàng kỳ, đương quy liều lượng 30g/ngày/lần trong vòng 3 tháng giúp rút ngắn quá trình hồi phục và chức năng ở thận bị tổn thương do thiếu máu cục bộ, đồng thời giúp ngăn ngừa tổn thương thận do thiếu máu cục bộ.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Hoàng kỳ (30g), Xuyên khung (10g), Xích thược (15g), Đương quy (12g), Đan sâm (15g).

Dùng tất cả nguyên liệu trên sắc lấy nước uống. Phần thuốc chia làm 3 phần, uống trong ngày. Thực hiện bài thuốc liên tục trong 1 tháng đến 1,5 tháng.

Nên ăn: Thịt đỏ, gan, thận, cá, tôm, cua, trứng, đậu, đậu Hà Lan, hạt chia và các loại rau xanh lá như rau chân vịt, rau cải xoăn, rau cải bó xôi, cải ngọt, bó xôi, tía tô...

Hoàng kỳ. Ảnh: Sức khỏe đời sống

Hoàng kỳ. Ảnh: Sức khỏe đời sống

Bài thuốc 4: Bài thuốc trị phong thấp

Chuẩn bị: Táo 1 trái, gừng 4 lát; Bạch truật 30g; Cam thảo 20g; Phòng kỷ, hoàng kỳ mỗi vị 40g.

Để gừng và táo riêng, đem các vị còn lại tán bột. Đem 20g sắc với gừng và táo, dùng uống trong ngày.

Hoặc có thể sử dụng bài thuốc này:

Chuẩn bị: Tang ký sinh 18g; Sinh địa 15g; Đảng sâm, phục linh - mỗi vị 12g; Độc hoạt, tần cửu, phòng phong, đương quy, bạch thược, đỗ trọng, ngưu tất - mỗi vị 9g; Cam thảo 6g; Tế tân 3g; Nhục quế 1,5g. Tất cả dược liệu đều là khô.

Sắc uống ngày một thang chia 3 lần trước bữa ăn.

Nên kiêng: Kiêng ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều đạm, rượu bia, chất kích thích.

Bài thuốc 5: Bài thuốc/món ăn

Tim lợn chấm Hoàng kỳ trị lở ngứa, huyết trắng và sa tử cung.

Chuẩn bị: Hoàng kỳ (sao rượu, tán bột); Tim lợn 1 cái. Đem tim lợn luộc, cắt miếng nhỏ và chấm bột thuốc ăn.

Bài thuốc 6: Trị chứng tiểu ra máu

Chuẩn bị: Tán nhỏ hoàng kỳ, hoàng liên và trộn với nước. Sau đó nặn thành từng viên nhỏ bằng cỡ hạt đậu xanh. Dùng 30 viên/1 lần.

Hoặc là:

Lá tre, mã đề, mạch môn, rễ cỏ tranh, râu ngô, thài lài tía, mỗi thứ 20g. Đem sắc với khoảng 700ml đến khi cạn còn 300ml thì lấy ra chia làm 2 phần uống trong ngày sau bữa ăn.

Nên kiêng: Các loại thức uống có ga, rượu bia và các chất kích thích, đồ ăn nhanh, thức ăn nhiều muối.

Bài thuốc 7: Bài thuốc chữa chứng sa trực tràng

Chuẩn bị: Sơn tra nhục 10g, thăng ma và phòng phong mỗi vị 3g, đan sâm 15g, hoàng kỳ sống 30 – 50g. Sắc uống ngày dùng 1 thang.

Chú ý:

- Nếu trực tràng lòi ra khỏi giang môn, dùng băng phiến, kinh giới than và thuyền thoái, tán bột, trộn với dầu thơm và dùng bôi.

Hoặc là:

Sơn tra nhục 10g, thăng ma và phòng phong mỗi vị 3g, đan sâm 15g, hoàng kỳ sống 30 – 50g. Sắc uống ngày dùng 1 thang.

Chú ý: Nếu trực tràng lòi ra khỏi giang môn, dùng băng phiến, kinh giới than và thuyền thoái, tán bột, trộn với dầu thơm và dùng bôi.

Nên kiêng: Hạn chế thức ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ, khó tiêu.

Bài thuốc 8: Trị phù thũng

Chuẩn bị: Hoàng kỳ 6 – 12g. Sắc uống mỗi ngày.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Phục linh 10g, Mộc thông 5g, Tang bạch bì 10g, nước 600ml. Sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Nên kiêng: Thực phẩm có vị chua, đắng, lạnh như cam chanh, xoài, mướp đắng, dưa chuột. Hạn chế các món quá mặn béo khó tiêu, rượu bia.

Bài thuốc 9: Bài thuốc trị viêm phế quản và ho kéo dài

Chuẩn bị: Bách bộ và tuyên phục hoa mỗi vị 10g, địa long 6g, hoàng kỳ 24g.

Tán mịn, chế thành viên. Ngày dùng 3 lần liên tục trong 10 ngày. Nghỉ vài ngày rồi dùng lại, thực hiện từ 3 – 4 liệu trình sẽ thấy bệnh thuyên giảm.

Hoặc là:

Chuẩn bị: 12g mỗi vị - đảng sâm, thiên môn, bạch truật, hoàng kỳ, mạch môn, xuyên tâm liên. 10g mỗi vị - cát cánh, cam thảo, ngọc trúc, hạnh nhân, thiên hoa phấn, huyền sâm, tang bì, tô tử. 4g ngũ vị tử.

Các vị thuốc đem sắc lấy nước uống 2 ngày 1 thang. Cần duy trì liên tục khoảng 2 tuần cho mỗi đợt điều trị.

Nên kiêng: Tránh các loại thực phẩm ngọt, đồ uống có ga, nhiều ăn dầu mỡ

Bài thuốc 10: Bài thuốc chữa bệnh mạch vành (nhồi máu cơ tim và thiếu máu cơ tim)

Các bệnh mạch vành bao gồm các chứng nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim vô cùng nguy hiểm. Dược liệu này được sử dụng để cải thiện và phòng ngừa các bệnh mạch vành hiệu quả.

Chuẩn bị: Xuyên khung 10g, đương quy 12g, hoàng kỳ 30g, đan sâm 15g và xích thược 15g.

Sắc uống, ngày dùng 1 thang liên tục trong 4 – 6 tuần.

Hoặc là:

Chuẩn bị: 20g mỗi vị - Xích thược, Hồng hoa, Xuyên khung , Giáng hương. Đơn sâm 40g. Tán mịn rồi hòa nước uống chia 3 lần trong ngày. Uống liên tục 4 tuần sẽ có tác dụng.

Nên kiêng: Thịt chế biến sẵn hoặc tẩm nhiều gia vị. Giò chả, xúc xích, lạp xưởng, đồ chiên rán.

Bài thuốc 11: Bài thuốc/món ăn

Cháo Hoàng kỳ trị suy nhược cơ thể.

Chuẩn bị: Đảng sâm, hoàng kỳ - mỗi vị 30g. Phục linh, bạch truật - mỗi vị 15g. Gạo tẻ 60g. Cam thảo 6g.

Sắc vị thuốc lấy nước, bỏ bã và cho gạo vào nấu thành cháo rồi thưởng thức.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Hoàng kỳ, đại táo - mỗi vị 6g. Thược dược 5g. Quế chi, cam thảo - mỗi vị 2g. Sinh khương 4g. Sắc cùng 600ml, còn 200ml, trộn thêm một ít mạch nha cho ngọt chia 3 lần uống trong ngày.

Nên ăn: Bổ sung bí đỏ, protein động vật.

Nên kiêng: Không lạm dụng quá nhiều chất béo. Caffeine và đồ uống có cồn.

Bài thuốc 12: Bài thuốc giúp bổ huyết, trị chứng huyết hư, mất nhiều máu kèm theo sốt

Hoàng kỳ còn được y học hiện đại chứng thực trong việc giúp điều trị chứng huyết hư, bổ huyết vô cùng hiệu quả.

Chuẩn bị: Đương quy 8g và hoàng kỳ 40g.

Đem các dược liệu đã chuẩn bị rửa sạch với nước để ráo, sau đó cho vào ấm sắc cùng nước lọc. Chia lượng nước đã sắc trong ấm thành 3 phần bằng nhau, chia uống trước 3 bữa ăn sáng, trưa và tối. Sắc uống ngày dùng 1 thang.

Hoặc là:

Chuẩn bị: 12 gam đỗ trọng, 12 gam sa nhân, 12 gam thục địa, 12 gam đẳng sâm, 8 gam hạt dây tơ hồng, 8 gam long nhãn, 8 gam bạch truật, 8 gam viễn chí, 8 gam củ mài, 4 quả đại táo.

Cho 400ml nước vào ấm sắc còn 200ml. Mỗi ngày chia làm 2 lần, 1 lần dùng 100ml.

Nên ăn: Thịt đỏ, hải sản, trứng, rau xanh, hàu, gan động vật.

Bài thuốc 13: Bài thuốc/món ăn

Chữa chứng tức ngực, hay quên, suy nhược cơ thể

Hoàng kỳ chữa chứng tức ngực, hay quên, suy nhược cơ thể được lưu truyền khá rộng rãi và được người dân tin dùng rất nhiều.

Chuẩn bị: 30g hoàng kỳ; 300g thịt gà; 150g nấm hương; 20g hành; 15g gừng tươi, rượu đào, dầu vừng, các loại gia vị phụ mắm, muối, bột ngọt.

Sơ chế qua các nguyên liệu, rửa sạch để ráo nước. Cho dầu vừng vào chảo nóng rồi cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào xào cho chín. Sau đó cho rượu đào cùng nước lọc vào hầm ở lửa nhỏ khoảng 30 đến 60 phút là có thể mang ra thưởng thức.

Bài thuốc 14: Bài thuốc chữa phì đại tuyến tiền liệt

Hoàng kỳ kết với với những dược liệu khác có thể nhanh chóng đẩy lùi triệu chứng, điều trị bệnh khỏi dứt.

Chuẩn bị: Hoạt thạch 30g và hoàng kỳ sống 100g. Sắc 2 lần, chắt lấy nước sau đó thêm 3g hổ phách (tán bột) và chia ra nhiều lần uống, nên dùng khi đói.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Sử dụng 6g lá náng hoa trắng khô, 50g cây xạ đen cùng với 12g ké đầu ngựa.

Đem tất cả nguyên liệu rửa sạch sau đó cho vào nồi sắc cùng với 1,5 lít nước lọc trên lửa nhỏ. Sắc trong vòng 45 phút thì tắt bếp, chia làm 3 lần uống trong ngày, uống sau khi ăn.

Chú ý: Tuyệt đối không nên uống nước thuốc qua đêm. Kiên trì thực hiện trong vòng 2 tháng sẽ thấy kết quả rõ rệt.

Nên kiêng: Mỡ động vật, muối, thịt đỏ, rượu bia, lòng đỏ trứng, đồ ăn cay nóng.

Bài thuốc 15: Bài thuốc trị liệt nửa người do tai biến mạch máu não

Chuẩn bị: Hồng hoa, xuyên khung, địa long và đào nhân - mỗi vị 4g; Xích thược và đương quy vĩ - mỗi vị 8g; Hoàng kỳ 40 – 160g. Đem sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Cây cù đèn, Cỏ mần trâu, Dây cưt quạ, Dây đau xương, Cây chùm mụn, Cây dâng gai, Cỏ xước, Xấu hổ đỏ, Lá lốt, Tầm gửi gạo, Hà thủ ô, Cây dứa - mỗi vị 30g. Dây gấm 20g.

Cho tất cả vô nồi nấu với 2 lít nước, còn lại 1 lít uống trong ngày (nấu lửa nhỏ).

Nên kiêng: Hạn chế ăn muối, rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích; Tránh xa các thực phẩm chứa nhiều chất béo.

Bài thuốc 16: Bài thuốc trị đau nhức xương khớp

Chuẩn bị: Quế chi 6g, đại táo 3 quả, sinh khương và bạch thược mỗi thứ 12g, hoàng kỳ 16g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Tang ký sinh 12g, tần giao 12g, sinh địa 12g, đỗ trọng 12g, phục linh 12g đương qui 12g, bạch thược 12g. Phòng phong 8g, ngưu tất 8g, Độc hoạt 8g. Xuyên khung 6g. Nhân sâm 4g, nhục quế 4g, cam thảo 4g, tế tân 4g. Đem các vị sắc nước uống hằng ngày, chia ngày 2 lần.

(Có thể dùng để trị đau các khớp khắp cơ thể, bao gồm cả khớp gối)

Nên kiêng: Nội tạng động vật, thịt đỏ, đồ ăn nhanh, dầu mỡ, rượu bia, chất kích thích.

Bài thuốc 17: Bài thuốc/món ăn

Bổ khí, điều trị suy nhược cơ thể bằng cháo hoàng kỳ

Chuẩn bị: 100g hoàng kỳ; 30g mỗi loại hạt sen, kỷ tử, táo đỏ; 20g mỗi loại lúa mạch, đậu lăng, đậu xanh; 1/4 con gà làm sạch; 1 bát gạo; Hành, ngò, các loại rau thơm.

Các nguyên liệu rửa sạch, để ráo, bắt lên bếp 2 lít nước sôi. Cho gà, hoàng kỳ vào ninh nhừ, tiếp đến cho gạo vào nấu, tiếp tục đun sôi.

Cho các nguyên liệu còn lại vào nồi, tiếp tục đun cho mềm. Tắt bếp, cho các loại hành, ngò, rau thơm vào cháo, múc ra bát và thưởng thức.

Hoặc là:

Chuẩn bị: 200g khoai sọ, 50g củ mài và 50g gạo tẻ. Sau khi đã sơ chế xong, thì bỏ tất cả vào nồi và nấu cho đến khi các nguyên liệu mềm nhừ rồi sử dụng.

Nên ăn: Bổ sung bí đỏ, protein động vật.

Nên kiêng: Không lạm dụng quá nhiều chất béo; Caffeine và đồ uống có cồn.

Bài thuốc 18: Bài thuốc chữa chứng lupus ban đỏ

Chuẩn bị: Hoàng kỳ 30 đến 90g. Tùy tình trạng của bệnh nhân. Nên kiên trì sử dụng ít nhất 1 tháng cho tới 1 năm. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Hoặc có thể sử dụng bài thuốc này:

Chuẩn bị: Đan bì, bạch linh và trạch tả - mỗi vị 9g; Hoài sơn và sơn thù - mỗi vị 12g; Thục địa 24g.

Các vị thuốc trên đem rửa sạch rồi để cho ráo hết nước. Cho vào ấm sắc, thêm vào khoảng 1 lít nước. Đun trên lửa nhỏ trong khoảng từ 30 – 40 phút. Loại bỏ phần bã, chia đều lượng nước thuốc thu được làm 2 – 3 lần uống/ngày. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Nên kiêng: Thực phẩm nhiều chất béo, nhiều muối.

Bài thuốc 19: Ung nhọt, nhọt lở loét

Chuẩn bị: Kim ngân 20g, hoàng kỳ 20g, cam thảo 6g và đương quy 16g. Sắc uống ngày dùng 1 thang.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Đương quy, bạch truật, thiên hoa phấn, tạo giác thích và trạch tả - mỗi vị 12g; Cam thảo 4g; Xuyên khung 6g; Hoàng kỳ 16g. Đem các vị sắc uống.

Nên kiêng: Chất béo, rượu bia, thuốc lá. Kiêng ăn thịt gà và đồ nếp như xôi, bánh chưng.

Bài thuốc 20: Bài thuốc trị vàng da do nghiện rượu, chân sưng đau, vùng dưới tim đau

Chuẩn bị: Mộc qua 40g và hoàng kỳ 80g.

Tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 8g với rượu. Ngày dùng 3 lần.

Hoặc có thể sử dụng bài thuốc này:

Chuẩn bị: Xích đồng nam (Mo hoa đỏ) khô 20g, cà gai leo 30g. Sắc với 1 lít nước uống trong ngày.

Nên ăn: Nước ép củ cải, nước mía, nước chanh, dứa, quýt, lá húng quế, lúa mạch, nước ép cà chua… là những loại thực phẩm hữu hiệu chữa trị chứng vàng da.

Nên kiêng: Tránh những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, bia rượu.

Bài thuốc 21: Bài thuốc trị chứng sưng tấy và lở loét ở móng tay

Chuẩn bị: Lan nhự 120g và hoàng kỳ 80g.

Đem ngâm với giấm qua 1 đêm. Cho dược liệu vào nồi, thêm 1 chén mỡ heo nhỏ, sắc còn 3 chén. Dùng hỗn hợp sắc thoa lên chỗ lỡ loét, ngày thay 3 lần cho đến khi khỏi.

Nên kiêng: Chất béo, thực phẩm cay nóng. Chất kích thích như rượu bia, thuốc lá. Kiêng ăn thịt gà và đồ nếp như xôi, bánh chưng.

Bài thuốc 22: Bài thuốc trị chứng bứt rứt, mệt mỏi ở người cao tuổi

Chuẩn bị: Trần bì (bỏ xơ trắng) và miên hoàng kỳ - mỗi vị 20g.

Đem tán bột, mỗi lần dùng 12g. Đồng thời dùng 1 chén mè nhỏ, nghiền nát, lọc và sắc đến khi nổi bọt như sữa thì thêm 1 thìa mật ong vào. Dùng bột thuốc uống với nước sắc mè và mật ong khi đói.

Hoặc là:

Lấy cây chua me đất nấu những món ăn với thịt gà, cá để thanh lọc để bài tiết độc tố, an thần, tình trạng sẽ được cải thiện nhanh chóng.

Nên ăn: Gà chưng táo đỏ, kỷ tử, đương quy, long nhãn.

Chuẩn bị: Gà ta, long nhãn, kỷ tử, đương quy, hạt sen, nấm hương, gừng tươi, gia vị,...

Đem các nguyên liệu hấp khoảng 45-60 phút hoặc kiểm tra thấy tất cả các nguyên liệu chín mềm là được. Nêm nếm gia vị vừa ăn và nên ăn nóng. Món này rất bổ dưỡng nên chỉ cần ăn mỗi tuần 1 lần.

Bài thuốc 23: Bài thuốc/món ăn

Cháo hoàng kỳ tẩm bổ và phục hồi cơ thể sau khi phẫu thuật.

Chuẩn bị: Nếp 200g, hoàng kỳ 30g, đường đen 20g, a giao 30g.

Đem a giao giã nát, cho vào chảo sao vàng, tán mịn và để riêng. Dùng hoàng kỳ nướng khô, thái phiến và cho vào nồi cùng với nếp nấu thành cháo. Nêm thêm đường đen và bột a giao, đun thêm vài phút thì tắt bếp và ăn nóng.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Đẳng sâm 16g, Thục địa 20g, Xuyên khung 8g, Hoàng kỳ 10g. Bạch truật, Bạch linh, đương quy, bạch thược - mỗi vị 12g; Cam thảo, nhục quế - mỗi vị 6g. Đem rửa sạch.

Sắc lần 1 cùng 1 lít nước, khi sôi thì vặn lửa nhỏ cho tới khi còn lại 0,3 lít.

Sắc lần 2 cùng 1 lít nước, khi sôi thì vặn lửa nhỏ cho tới khi còn lại 0,2 lít.

Hòa lẫn lần 1 và 2 rồi chia uống trong ngày.

Mỗi ngày uống 1 thang như vậy.

Nên kiêng: Thức ăn cứng, khó nhai, khó tiêu hóa. Rau muống, thịt gà, thịt bò, trứng.

Bài thuốc 24: Trị phế ung thổ ra huyết

Chuẩn bị: Hoàng kỳ 80g. Tán bột, mỗi lần dùng 8g uống với nước ấm. Ngày dùng từ 3 – 4 lần.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Bạch cập 12g, Xuyên bối mẫu 6g, Bách hợp 12g, Dĩ mễ 20g, Phục linh 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Nên ăn: Canh ngó sen thịt lợn, canh ngân nhĩ.

Nên kiêng: Các gia vị cay, các loại hải sản. Không nên ăn các món nhiều dầu mỡ. Hạn chế sử dụng đồ uống chứa chất kích thích, có cồn, gas.

Bài thuốc 25: Bài thuốc trị mụn nhọt lâu ngày không vỡ mủ

Chuẩn bị: Tạo giác thích 6g, Đương quy 8g, Xuyên khung 12g, Hoàng kỳ 16g, Xuyên sơn giáp (sao) 4g. Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

Hoặc là:

Chuẩn bị: 10g cam thảo nam, 30g kim cang, 15g vỏ núc nác. 20g mỗi vị - kim ngân hoa, bồ công anh.

Sắc lấy nước uống, chia nước thuốc thành 2 phần bằng nhau để uống trong ngày. Kiên trì thực hiện bài thuốc liên tục trong 5 ngày để giảm đau nhức, mụn nhọt.

Nên kiêng: Các món ăn có chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh. Kiêng thực phẩm từ sữa.

Bài thuốc 26: Bài thuốc trị chứng tiểu không thông

Chuẩn bị: Hoàng kỳ 8g. Sắc với 2 chén nước còn lại 1 chén, uống khi nóng. Nếu dùng cho trẻ nhỏ, chỉ nên dùng ½ liều lượng thông thường.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Dùng 8g hạ khô thảo, 2g hương phụ tử, 1g cam thảo, 600ml nước, sắc còn 200ml, uống làm 3 lần trong 1 ngày. Với bài thuốc này, sau 5-7 ngày sử dụng, bệnh sẽ có chuyển biến tích cực.

Nên kiêng: Thực phẩm có tính cay nóng. Rượu, bia, chất kích thích.

Bài thuốc 27: Bài thuốc trị bạch trọc

Chuẩn bị: Phục linh 40g, Hoàng kỳ (sao muối) 20g Đem tán bột mịn, mỗi lần dùng 8g uống với nước khi bụng đói.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Rau dừa nước 50g, cây huyết dụ 50g. Sắc nước uống hàng ngày.

Nên kiêng: Tránh đồ ăn nhanh, cay nóng. Không uống rượu, bia.

Bài thuốc 28: Bài thuốc chữa chứng ho ra mủ và máu

Chuẩn bị: Hoàng kỳ loại tốt 160g, Cam thảo 40g. Tán bột, mỗi lần dùng 8g uống cùng với nước nóng.

Hoặc là:

Chuẩn bị: 8g bạch cập, 32g thục địa, 16g sơn thù, 16g hoài sơn, 12g trạch tả, 12g đan bì, 12g phục linh, 12g mạch môn, 16g a sao (sao phồng), 8g bồ hoàng, 8g địa du, 4g ngũ vị tử, sắc uống vào lúc đói.

Nên kiêng: Các gia vị cay, các loại hải sản, nhiều dầu mỡ. Hạn chế sử dụng đồ uống chứa chất kích thích, có cồn, gas.

Bài thuốc 29: Bài thuốc trị chứng ngứa ở cơ quan sinh dục

Chuẩn bị: Nhân sâm và hoàng kỳ 40g (đem tán bột); Long não 4g.

Hòa thuốc bột với nước ngó sen tươi làm thành viên to bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần dùng 20 viên uống cùng với nước nóng.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Hái một nắm lá cây và rễ cây ô rô cạn, ngâm rửa sạch sẽ bằng nước muối. Đun 1 lít nước cùng với thuốc cho đến khi chỉ còn lại khoảng 700ml thì đổ ra chậu. Chờ đến khi nước chỉ còn hơi ấm thì dùng nước thuốc để vệ sinh âm đạo. Mỗi ngày dùng 1 – 2 lần sẽ thấy vùng kín sạch sẽ, hết ngứa ngáy, hết hôi.

Nên kiêng: Đồ ăn cay nóng, chất béo. Hải sản, các chất kích thích.

Bài thuốc 30: Bài thuốc trị băng huyết, rong huyết

Chuẩn bị: Hoàng kỳ, đảng sâm, bạch truật, đương quy, cam thảo - mỗi vị 12g; Thăng ma 4g; Sài hồ, trần bì - mỗi vị 6g. Đem các vị sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Qui bản, Hoàng cầm, Bạch thược, mỗi thứ 40g, Hoàng bá 12g, Chế Hương phụ 10g, tán bột làm hoàn, mỗi lần uống 10 - 15g, ngày 3 lần.

Nên kiêng: Thực phẩm nhiều dầu mỡ. Đồ ăn lạnh gây lạnh bụng

Bài thuốc 31: Điều trị suy nhược cơ thể, sốt, tim đập nhanh, kén ăn

Theo những ghi chép đông y dân gian lưu truyền và thực nghiệm của nền y học hiện đại, tác dụng nổi bật nhất của hoàng kỳ là hỗ trợ chữa trị tình trạng suy nhược cơ thể, sốt cao, tim đập nhanh, kén ăn thâm niên. Để đạt hiệu quả tốt nhất, nhanh khỏi bệnh nhất, người bệnh cần phải kiên trì sử dụng.

Chuẩn bị: 6g hoàng kỳ tẩm mật ong sao khô; 6g đại táo, 5g thược dược, 4g sinh khương; 2g mỗi loại cam thảo, quế chi. Cho các loại dược liệu trên trộn đều cho vào ấm sắc lấy nước. Một ấm thuốc chia làm 3 phần, uống vào sáng, trưa, tối.

Hoặc là:

Chuẩn bị: 16g hoàng kỳ; 12g mỗi loại - bạch truật, đương quy, đảng sâm; 6g mỗi vị - sài hồ, trần bì; 4g mỗi loại - chích thảo, thăng ma.

Trộn đều các dược liệu trên cho vào ấm sắc thành thuốc cho bệnh nhân uống. Chia thuốc thành 3 phần cho bệnh nhân uống vào mỗi buổi sáng, trưa tối sau bữa ăn.

Bài thuốc 32: Cháo hoàng kỳ trị chứng động thai

Chuẩn bị: Gạo nếp 60g, hoàng kỳ và xuyên khung - mỗi vị 30g. Đem thuốc đun lấy nước, bỏ bã và thêm gạo tẻ vào nấu cháo.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Cá chép 1 con 500g, a giao (sao) 20g, gạo nếp 100g, nước vừa đủ, nấu cháo gần chín cho gừng, vỏ quýt, muối. Ăn liền 1 tuần thì khỏi.

Chú ý:

- Tránh lao động nặng hoặc sinh hoạt vợ chồng nhiều trong những tháng đầu và tháng cuối thai kỳ.

- Đi lại, vận động nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh nguy cơ té ngã.

- Khám thai định kỳ để thường xuyên theo dõi sức khỏe của mẹ và bé.

Bài thuốc 33: Những bài thuốc chữa bệnh viêm mũi dị ứng, phòng ngừa cảm mạo

Trong điều trị bệnh viêm mũi dị ứng, phòng cảm mạo thì hoàng kỳ có một vai trò quan quan trọng đã được áp dụng vào những bài thuốc đông y rất nổi tiếng.

Chuẩn bị: 15g hoàng kỳ; 10g đại táo. Đem các dược liệu đã chuẩn bị sơ chế rửa sạch sau đó cho vào ấm sắc thành nước. Chia uống trong ngày.

Kiên trì sử dụng sẽ giúp bệnh tình thuyên giảm rất nhanh.

Hoặc là:

Chuẩn bị: 10g gai bồ kết cùng 10g thạch xương bồ và 5g rễ cây kinh giới. Đem các vị thuốc này tán thành bột mịn rồi trộn cho đều. Sau đó gói vào 1 miếng vải mỏng và nhét vào lỗ mũi. Người bệnh nằm ngửa 1 lúc sẽ thấy đường thở được khai thông.

Nên kiêng: Thức ăn có tính lạnh, béo và tanh, đồ ăn cay nóng.

Bài thuốc 34: Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm thận

Từ xa xưa trong những bài thuốc dân gian thì hoàng kỳ là một trong những vị thuốc không thể thiếu trong bài thuốc điều trị viêm thận.

Chuẩn bị: 12g mỗi loại - hoàng kỳ, gừng tươi, phong kỷ; 8g bạch truật; 3g mỗi loại - cam thảo, đại táo. Rửa sạch các loại nguyên liệu rồi cho vào ấm sắc lấy nước uống. Mỗi ấm thuốc chia thành 3 phần chia ra uống trong ngày.

(Kiên trì sử dụng mỗi ngày chỉ trong thời gian ngắn bệnh viêm thận sẽ có chuyển biến tốt).

Hoặc là:

Chuẩn bị: Tơ hồng xanh, cỏ đuôi ngựa, Địa Thảo Nhĩ - mỗi vị 30g. Sơ chế sạch thảo dược trước khi sắc chung với nước. Nước sôi thì tắt bếp, vớt bỏ bã thuốc. Lấy phần nước chia 2 lần uống vào sáng tối.

Nên kiêng: Thực phẩm giàu đạm. Đồ ăn cay nóng, đồ uống có cồn.

Bài thuốc 35: Bài thuốc/món ăn

Chữa phì đại tuyến tiền liệt

Chuẩn bị: Cá chép 1 con khoảng 250g và hoàng kỳ 30g. Hầm chín, thêm gia vị và ăn nóng. Mỗi tuần ăn 2 lần.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Hoạt thạch 30g và hoàng kỳ sống 100g. Sắc 2 lần, chắt lấy nước sau đó thêm 3g hổ phách (tán bột) và chia ra nhiều lần uống, nên dùng khi đói.

Nên kiêng: Mỡ động vật, thịt đỏ, muối; Rượu bia và thức uống chứa caffeine; Lòng đỏ trứng, thức ăn cay nóng.

Chú ý:

- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên sử dụng.

- Người bệnh cao huyết áp, bệnh tim không nên sử dụng.

- Khi sử dụng hoàng kỳ bệnh nhân không được sử dụng thêm các loại thuốc cortisone, cyclosporine, để tránh kích ứng, phản tác dụng.

- Có thể làm tăng nguy cơ chảy máu khi sử dụng đồng thời với các thuốc chống đông máu, kháng cầu, hoặc thuốc chống huyết khối.

- Không dùng chung hoàng kỳ với bạch tiễn và miết giáp

- Trong trường hợp bệnh nhân bị sốt rét hoặc nhiễm trùng tuyệt đối không được sử dụng dược liệu.

Lưu ý: Những bệnh nhân ung thư có thể vào trang cá nhân của ông Rum để tham khảo. Nếu cần thiết sẽ được chuyên gia tư vấn và kê toa hoàn toàn miễn phí.

Đối với những bệnh nhân nghèo, không có điều kiện để điều trị, có thể liên lạc với địa chỉ dưới đây để được bốc thuốc hoàn toàn miễn phí:

Địa chỉ nơi khám 1: Trụ trì Chùa Pháp Tạng Thầy Thích Trí Tuệ cũng là Thầy thuốc.

Phòng thuốc nam từ thiện "Thiện Pháp"

Địa chỉ: C3/8 Lê Đình Chi, xã Lê Minh Xuân, Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (028) 3877 3777 - 0918.270.732 - 0912120412

Địa chỉ nơi khám 2: Lương y Nguyễn Văn Tư (còn gọi là Thầy Tư Ngoan) - Trưởng Phòng khám từ thiện Hương Sen.

Địa chỉ: 188 ấp Vĩnh Bảo, xã Vĩnh Hậu, huyện An Phú, tỉnh An Giang.

Điện thoại: 0976636304 - 0905931109

Địa chỉ nhà trọ 1:

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=2713370755341588&id=100000060709416

Địa chỉ nhà trọ 2:

https://www.facebook.com/groups/507402229444333/permalink/2295667667284438/

Nên liên lạc đặt giờ trước khi đến.

Góc sưu tầm tổng hợp và bổ sung 
Ông Trần Văn Rum - Chuyên gia tư vấn cho bệnh nhân ung thư của nhóm "Chiến thắng ung thư"

comment Bình luận

largeer