Cây bùm sụm hỗ trợ điều trị bệnh vô sinh

Cây bùm sụm, nhiều nơi còn gọi là cây cùm rụm lá nhỏ. Đây là một loài hoa cây cảnh được nhiều người chơi ưa thích về vẻ đẹp, thanh mảnh và dễ chăm sóc. Không chỉ vậy, nhiều người còn ưa thích loài cây này vì nó là một thảo dược quý với nhiều lợi ích cho sức khỏe.
18/09/2023 16:59

Tên khoa học

Cây bùm sụm còn gọi là Ehretia microphylla Lam, thuộc họ dót.

Mô tả: Bùm sụm là cây thân gỗ nhỏ, sống lâu năm, cây có thể cao tới 5 mét, thân nhỏ, thân dai và dễ uốn. Lá bùm sụm nhỏ, cuống ngắn, ít rụng lá, để ý kỹ sẽ thấy có gai nhỏ li ti.

Quả bùm sụm mọng hình cầu, kích thước bằng hạt tiêu, khi quả chín có màu đỏ mọng nước. Quả mọc ra từ các nách lá. Phần được dùng làm thuốc của loài cây này là toàn cây gồm cả lá, thân và rễ cây.

Cây cùm rụm lá nhỏ mọc ở đâu?

Ở nước ta ít thấy cây này mọc hoang, chỉ thấy trồng ở một số vườn thuốc nam tại bệnh xá hay các cơ sở khám chữa bệnh, ngoài ra còn thấy nhiều người chơi cây cảnh trồng để chơi cây và làm cây bon sai.

Tính vị: Toàn cây có vị đắng, tính bình.

Quả và lá cây bùm sụm. Ảnh: Caythuoc.org

Quả và lá cây bùm sụm. Ảnh: Caythuoc.org

Công dụng của cây bùm sụm

Theo kinh nghiệm dân gian, bùm sụm thường được sử dụng để điều trị một số chứng bệnh sau: Giảm đau nhức xương khớp; Giảm ho, tiêu đờm.

Liều dùng: 8g - 10g cây khô/ngày dưới dạng sắc uống.

Một số nghiên cứu về cây bùm sụm

Cây cùm cụm và hoạt động kích thích chức năng sinh sản: Nhóm nghiên cứu tại Khoa Dược và Độc chất, Trường Khoa học Dược phẩm, Đại học Vels, Pallavaram, Ấn Độ đã tiến hành thí nghiệm sử dụng chiết xuất dạng bột từ cây cùm rụm răng cưa trên cơ thể 24 con chuột cái. Kết quả những con chuột được thí nghiệm sử dụng chiết xuất trên đã cho thấy sự gia tăng đáng kể trong huyết thanh nồng độ LH, FSH và estradiol kích thích tố, cũng như tăng trung bình số lượng nang và trọng lượng của buồng trứng. Nhóm nghiên cứu đánh giá cây cùm cụm răng cưa là một trong số những loại thảo dược có tiềm năng cho điều trị chứng vô sinh ở nữ giới.

Hoạt động chống dị ứng: Nhóm nghiên cứu tại Viện Khoa học Dược phẩm, Trường Đại học Y khoa Hiroshima, Nhật Bản thửu nghiệm bằng phương pháp hóa học và quang phổ đã xác nhận hoạt động chống dị ứng của cây bùm sụm.

Hoạt động kháng khuẩn: Nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Y yế Makati, Philippin cũng đã xác định hoạt động kháng khuẩn của chiết xuất ethanol từ cây cùm cụm răng cưa – một loài cây bản địa tại Philippin.

Theo Caythuoc.org

comment Bình luận

largeer