Cây hàm ếch điều trị phù nề, xơ gan cổ trướng, viêm tiết niệu, hen suyễn

Cây hàm ếch, loài cây mang tên gọi từ một bộ phận của loài vật là một thảo dược đặc biệt, với những tác dụng rất hữu ích trong đời sống.
18/10/2023 16:12

Mô tả cây hàm ếch

Tên khoa học: Saururus chinensis, thuộc họ dấp cá.

Thân: Là dạng cây thân thảo nhưng lại sống lâu năm, mọc thấp, thường chỉ cao khoảng 40cm - 50cm.

Lá: Lá cây hình trái tim gần giống lá dấp cá chỉ khác lá hàm ếch lớn hơn, trong một cây thường có khoảng 3 lá trắng lẫn màu xanh nhìn rất giống hàm con ếch (Có lẽ chính vì lý do này mà cây được gọi tên hàm ếch).

Hoa: Hoa màu trắng, mọc thành chùm ở ngọn.

Hạt hàm ếch: Kích thước nhỏ, hình thoi.

Được biết, hàm ếch cũng giống như cây rau diếp cá, thường mọc xanh tốt ở những nơi đất ẩm. Cây mọc hoang hóa ở nhiều nơi, cũng có thấy một số nơi trồng làm dược liệu, nhưng chỉ thường thấy nhiều ở miền  Bắc, miền Nam ít thấy hơn.

Cây hàm ếch. Ảnh: Caythuoc.org

Cây hàm ếch. Ảnh: Caythuoc.org

Các nghiên cứu khoa học

Hoạt động kháng khuẩn: Nhóm nghiên cứu tại Đại học Chonnam, Hàn Quốc tiến hành thử nghiệm chiết xuất nước và chiết xuất ethanol được lấy từ thảo dược hàm ếch. Nhóm nghiên cứu đã xác định được hoạt động kháng khuẩn đối với các loại vi khuẩn B. subtilis và E. coli, nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy chiết xuất ethanol cho thấy hoạt động kháng khuẩn mạnh hơn so với chiết xuất nước.

Hoạt động chống viêm: Nhóm nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Kangwon, Hàn Quốc đã tiến hành thử nghiệm dịch chiết từ phần trên mặt đất của cây hàm ếch trên chuột, nhằm làm sáng tỏ các hoạt động chống viêm của loại thảo dược dân gian này. Kết quả nhóm đã xác định Saururus chinensis có các hoạt động chống viêm và chống nôn mạnh mẽ.

Hoạt động ức chế gan nhiễm mỡ: Hoạt động ức chế gan nhiễm mỡ, ngăn ngừa tổn thương gan bảo vệ tế bào gan đã được xác định trong công trình nghiên cứu, thí nghiệm trên cơ thể chuột sử dụng chiết xuất thảo dược hàm ếch của nhóm nghiên cứu tại Cao đẳng Dược, Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc. Nhóm nghiên cứu đánh giá thảo dược hàm ếch có hoạt động ức chế gan nhiễm mỡ, bảo vệ tế bào gan.

Tác dụng bảo vệ gan và chống xơ hóa gan

Nhóm nghiên cứu tại Học viện Khoa học Trung Quốc tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc đã ghi nhận tác dụng bảo vệ và hỗ trợ điều trị đối với bệnh xơ gan do CCl 4 gây ra.

Hoạt động ức chế viêm đường hô hấp và hen suyễn: Nhóm nghiên cứu tại Cao đẳng Dược, Đại học Yeungnam, Hàn Quốc tiến hành thử nghiệm trên chuột nhằm đánh giá hoạt động đối với bệnh hen suyễn của chiết xuất từ thân lá thảo dược hàm ếch. Nhóm nghiên cứu đã ghi nhận hoạt động giảm viêm và tiết chất nhầy trong mô hình hen phế quản do ovalbumin gây ra, và hoạt động chống hen suyễn.

Chiết xuất hàm ếch cũng ghi nhận tác dụng ức chế với một số dạng tế bào ung thư ở người.

Tính vị: Hàm ếch có vị hơi ngọt, the, tính mát.

Công dụng của cây hàm ếch

- Điều trị phù thũng, tích nước.

- Tiểu rắt, khó đi tiểu, tiểu ít.

- Viêm tiết niệu.

- Viêm dạ dày.

- Viêm nhiễm đường tiêu hóa.

- Xơ gan cổ trướng.

- Viêm gan.

- Vàng da.

- Gan nhiễm mỡ.

- Đau nhức xương khớp do viêm khớp.

- Hen suyễn, hen phế quản.

Các bài thuốc dân gian từ lá hàm ếch

Kinh nghiệm dân gian sử dụng cây hàm ếch như một loại thảo dược đa công dụng, các bài thuốc từ vị thuốc này khá đơn giản nhưng lại mang tới những hiệu quả đáng ghi nhận, dưới đây là một số bài thuốc dân gian đơn giản từ cây hàm ếch.

Điều trị phù thũng, giúp lợi tiểu, tiểu rắt

Để lợi tiểu nhanh các bạn nên dùng thân lá tươi khoảng 80g, đem rửa sạch, để ráo nước, giã nát, ép lấy nước uống tươi. Nếu không có lá tươi có thể dùng thân lá khô 30g, đun với khoảng 800ml nước, đun cạn lấy 400ml nước uống trong ngày.

Viêm tiết niệu, sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang

Kết hợp các vị: Hàm ếch khô 30g, rễ cỏ tranh 20g, dây bòng bong 20g, cối xay 20g. Đun lấy nhiều nước một chút, khoảng 1,5 lít nước để uống thay nước hàng ngày.

Viêm đau bao tử

Dùng thân lá hàm ếch khô 40g, đun nước uống trước bữa ăn khoảng 20 phút.

Xơ gan cổ trướng, viêm gan, vàng da

Thân lá hàm ếch khô 60g - 70g, kết hợp với cây an xoa sao vàng 40g, bạch hoa xà 50g rửa sạch, sắc với khoảng 1,5 lít nước, đun cạn cô lấy khoảng 300ml nước chia làm nhiều lần cho bệnh nhân uống trong ngày.

Hen suyễn, viêm đường hô hấp, gan nhiễm mỡ

Thân lá hàm ếch khô 40g rửa sạch đun nước uống hàng ngày.

Bệnh đau nhức xương khớp

Dùng thân rễ hàm ếch 60g đun nước uống, hoặc ngâm rượu với tỷ lệ 1kg thân rễ khô, đem sao vàng hạ thổ, ngâm với khoảng 2 lít rượu. Ngâm trong thời gian khoảng 1 tháng, mỗi ngày nên uống khoảng 2 đến 3 ly nhỏ.

Những lưu ý khi dùng cây hàm ếch làm thuốc

- Không nên tự ý dùng khi chưa tham khảo ý kiến bác sỹ.

- Không nên dùng cho phụ nữ mang thai.

Theo Caythuoc.org

comment Bình luận

largeer