Cây mặc nưa và bài thuốc tẩy giun từ dân gian

Nếu bạn đang tìm một giải pháp tẩy giun bằng thảo dược, cây mặc nưa là một lựa chọn tuyệt vời mà bạn không nên bỏ qua. Theo kinh nghiệm dân gian, cây mặc nưa cho hiệu quả tẩy giun cao, lại rất ít độc nên rất an toàn khi sử dụng.
06/06/2024 21:47

Về cây mặc nưa

Theo tài liệu “Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS. Đỗ Tất Lợi, tên chính xác của cây này là cây mặc nưa chứ không phải cây mắc nưa, tuy nhiên tên gọi có thể khác nhau ở một số vùng miền.

Mặc nưa là dạng cây thân gỗ lớn, tên khoa học Diospyros mollis Griff, thuộc chi với dòng cây Thị. Cây có nhiều mở các tỉnh miền Nam, ít thấy ở miền Bắc.

Bộ phận sử dụng: Hạt được dân gian sử dụng làm thuốc tẩy giun, các bộ phận khác không sử dụng ngoại trừ quả được người xưa dùng làm thuốc nhuộm quần áo. Có lẽ cũng chính vì đặc điểm này nên dân gian mới gọi cây mặc nưa.

Tính vị: Theo dân gian, hạt mặc nưa có vị hơi đắng, tính bình, rất ít độc, lại có khả năng diệt giun nên thường được sử dụng làm thuốc tẩy giun trong dân gian. Dưới đây là những ứng dụng của cây mặc nưa trong đời sống.

caymacmua

Cây mắc mưa (Ảnh: Caythuoc.org)

Cây mặc nưa ứng dụng gì trong đời sống?

Dùng làm thuốc: Hạt được sử dụng trong đông y làm thuốc tẩy giun.

Dùng làm thuốc nhuộm vải: Dùng quả, quả mắc nưa có thể ăn tuy nhiên ít ai ăn ở quả hầu như không có thịt, chủ yếu nhiều hạt.

Dùng làm đồ gỗ: Dùng thân cây.

Cách dùng hạt mặc nưa làm thuốc tẩy giun

Theo kinh nghiệm dân gian, có thể dùng hạt mặc nưa làm thuốc tẩy giun với cách khá đơn giản. Hình ảnh phía trên là ảnh hạt mắc nưa, để sử dụng thực hiện theo cách sau:

Chuẩn bị: Hạt khô khoảng 10 hạt; Nước sôi để nguội 500ml; 01 máy xay sinh tố.

Thực hiện

Bước 1: Ngâm hạt khô trong nước khoảng 1 giờ cho hạt mềm.

Bước 2: Dùng máy xay sinh tố, thêm khoảng 200ml nước sôi để nguội say thành dạng sinh tố thật nhuyễn

Bước 3: Lấy sinh tố hạt mắc nưa đã say, chia làm 2 phần để sử dụng trong ngày.

Liều dùng, cách dùng

Liều dùng:  Người lớn 10 hạt/ngày dùng trong 3 ngày; Trẻ nhỏ dưới 10 tuổi 3 hạt/ngày.

Thời điểm dùng: Theo kinh nghiệm, sinh tố hạt mặc nưa nên dùng vào lúc đói sẽ có tác dụng tẩy giun hiệu quả nhất. Vì vậy với lượng sinh tố như trên, hãy chia thành 2 phần, một phần uống vào buổi sáng sớm mới ngủ dậy và một phần uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Thời gian dùng: Áp dụng cách trên trong 3 ngày, sẽ thấy giun bắt đầu chế vào bị đào thải ra ngoài qua đường hậu môn.

Tẩy giun bằng hạt mặc nưa có an toàn cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai không?

Hạt mặc nưa rất ít độc, dân gian coi đây là cách tẩy giun an toàn, trẻ nhỏ có thể áp dụng tẩy giun theo cách này. Tuy nhiên, cần lưu ý về liều dùng, liều dùng của trẻ nhỏ bằng 1/3 liều dùng của người lớn, tức khoảng 3 hạt/ngày.

Đối với phụ nữ đang mang thai, để bảo đảm an toàn cho thai nhi chị em không nên sử dụng theo cách này. Trong thời kỳ thai kỳ, bất cứ thay đổi nào đều có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của bào thai, vì vậy chị em nên hạn chế thấp nhất việc sử dụng các loại thuốc kể cả dược liệu.

Giải pháp nào hạn chế giun sán

Tẩy giun là giải pháp hiệu quả để đẩy giun sán ra khỏi cơ thể, tuy nhiên cách tốt nhất là duy trì một lối sống lành mạnh để hạn chế chúng. Dưới đây là một số giải pháp giúp hạn chế giun sán trong cơ thể:

Tẩy giun định kỳ 1 lần/năm: Có nhiều loại thuốc tẩy giun sán có sẵn trên thị trường. Để chọn loại thuốc phù hợp, bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Việc sử dụng thuốc tẩy giun cần tuân theo đúng liều lượng và thời gian quy định để đạt được kết quả tốt nhất.

Đảm bảo vệ sinh cá nhân: Giun sán thường lây lan qua đường tiêu hóa khi tiếp xúc với chất bẩn chứa trứng giun hoặc ăn thực phẩm chưa qua chế biến sạch. Vì vậy, bạn cần tuân thủ các biện pháp vệ sinh cá nhân, bao gồm rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với đất, phân và động vật có nguy cơ bị nhiễm giun sán.

Nấu chín thực phẩm: Đảm bảo thực phẩm được chế biến đủ nhiệt để tiêu diệt trứng giun sán. Hạn chế ăn thực phẩm sống hoặc chưa qua chế biến đủ như hải sản sống, thịt chưa chín. Nếu ăn các loại đồ sống cần được chế biến sạch theo cách thứ riêng biệt.

Vệ sinh môi trường sống: Giun sán thường sống và phát triển trong môi trường mất vệ sinh, nhiễm khuẩn. Vì vậy, duy trì vệ sinh sạch sẽ trong nhà, bãi cỏ, và nhất là các khu vực có nguy cơ cao như nhà vệ sinh, chuồng trại, khu vực nuôi gia súc, giúp giảm nguy cơ tiếp xúc với giun sán.

Kiểm soát môi trường sống động vật: Đảm bảo vệ sinh cho động vật nuôi, đặc biệt là các loài gia súc và thú cưng. Điều này bao gồm việc tiêm phòng, sử dụng thuốc tẩy giun và duy trì môi trường sạch sẽ để giảm nguy cơ lây nhiễm giun sán từ động vật sang con người.

Tóm lại

Hạt mắc nưa là một giải pháp tẩy giun sán hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tối đa và đảm bảo an toàn, người dùng nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ để được tư vấn cụ thể để biết liều dùng, cách dùng sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Theo Caythuoc.org

comment Bình luận

largeer