Cây thiên lý có nhiều tác dụng trong y học

Cây thiên lý không chỉ được biết đến là một món ăn ngon, bổ dưỡng và quen thuộc trong mỗi gia đình Việt mà còn là “thần dược” trong điều trị cách bệnh xương khớp, rôm sảy, làm đẹp,… được nhiều người tin tưởng, áp dụng thành công.
08/06/2023 15:20

Cây thiên lý là gì? Đặc điểm nhận biết

Cây thiên lý hay còn được gọi là hoa dạ lý hương, là loài thực vật dạng cây leo được người dân trên đảo Hawaii gọi là “pakalana” thường được sử dụng kết thành tràng hoa đeo cổ. Tại Việt Nam, loài cây này sinh trưởng mạnh tại các cánh rừng thưa, không gian thoáng đãng và được người dân mang về trồng tại nhà để lấy hoa và lá non nấu ăn mỗi ngày.

Empty

Cây thiên lý có nhiều tác dụng trong y học

Theo Y học cổ truyền cho biết, cây thiên lý thuộc họ thân thảo, dây leo và mảnh, thân cây tường cao khoảng 1 – 10m có màu xanh hoặc vàng nhạt, khi cây già cỗi sẽ chuyển sang màu xám. Thông thường cuống lá sẽ dài khoảng 2 – 5cm, hình trái tim, đầu lá nhọn và có khoảng 3 – 6 gân chính, phụ.

Hoa thiên lý mọc thành chùm với số lượng khoảng 20 – 40 bông hoa, mỗi bông có 5 cánh màu vàng nhạt, cuống hoa thường có lông tơ và tỏa mùi hương thơm thoang thoảng mang lại cảm giác vô cùng dễ chịu. Đặc biệt vào đầu buổi sáng, bạn còn cảm nhận được vị ngọt của hoa. 

Thông thường chỉ cần trồng thiên lý từ 3 – 5 tháng, cây sẽ cho hoa và duy trì tốc độ sinh trường 7 – 10 tháng sau đó cây già cỗi và chết dần. Đặc biệt, cây thường phát triển mạnh ở những khu vực có thời tiết mát mẻ, se lạnh.

Thành phần chính của cây

Thiên lý là thảo dược có vị ngọt, tính bình chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có tác dụng tăng cường đề kháng, hệ miễn dịch cho cơ thể như: Chứa chất xơ 3%, các loại vitamin C, B1, B2, A, chất đạm 2,8%, bột đường cùng các loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể như sắt, kẽm, calcium, phospho,… với hàm lượng khá cao. 

Bên cạnh đó, hoa thiên lý cũng chứa rất nhiều tinh dầu có lợi cho sức khỏe và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về đường ruột. Đặc biệt là hoạt chất alkaloid có tác dụng an thần hiệu quả. Do vậy, hầu hết những gia đình sinh sống tại các vùng quê, khu vực thoáng đãng đều trồng ít nhất một giàn hoa thiên lý.

Công dụng của cây thiên lý trong điều trị bệnh

Ngoài là thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe con người hoa thiên lý còn được xem là một vị thuốc Đông y. Một trong những bài thuốc dân gian có tác dụng an thần, bổ thận, giải nhiệt hiệu quả,… được áp dụng điều trị một số bệnh lý như:

Empty

Công dụng của cây thiên lý trong điều trị bệnh

Điều trị bệnh trĩ

Trong dân gian, cây thiên lý có tác dụng lợi gan, giải độc, thanh nhiệt rất tốt giúp điều trị bệnh trĩ. Đặc biệt, lá và hoa thiên lý thường có tác dụng tiêu viêm, sát khuẩn được sử dụng đắp lên vùng da bị bệnh giúp thuyên giảm triệu chứng bệnh hiệu quả.

Cách thực hiện:

- Chuẩn bị khoảng 100g lá thiên lý, 5g muối ăn.

- Giã nhuyễn lá thiên lý và muối.

- Dùng khoảng 25 – 30ml nước cất lọc qua vải sạch.

- Sử dụng hỗn  hợp này đắp vào vị trí bị bệnh.

- Giữ nguyên khoảng 20 – 30 phút để thuốc ngấm.

- Thực hiện 3 – 4 lần/ngày để đạt được hiệu quả cao nhất.

Phòng chống, điều trị rôm sảy

Trẻ em là đối tượng dễ bị rôm sảy, đặc biệt vào mùa hè. Theo đó, để phòng tránh tình trạng này cho bé, bố mẹ chỉ cần sử dụng hoa thiên lý đơn giản như sau:

Cách thực hiện:

- Chuẩn bị khoảng 30 – 45g hoa, lá non thiên lý.

- Rửa sạch sau đó nghiền nát với bột cho trẻ sử dụng.

- Hoặc luộc hoa và lá sau đó trộn đều xay chung với thức ăn của trẻ.

- Áp dụng 2 lần/ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Hỗ trợ cơ thể suy nhược, mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt

Lá và thân cây thiên lý chứa rất nhiều hoạt chất alkaloid có tác dụng an thần tốt cho sức khỏe được nhiều người tin tưởng áp dụng. Thông thường để bài thuốc đạt hiệu quả người bệnh thường kết hợp với một số loại thảo dược khác như đinh lăng, tâm sen,…

Cách thực hiện:

- Chuẩn bị các nguyên liệu sau: Hoa thiên lý, hoa nhài, tâm sen sao vàng, đinh lăng, ngải cứu, rau má.

- Đem sắc thuốc uống mỗi ngày.

- Áp dụng 2 – 3 lần/ngày và duy trì khoảng 1 tuần sẽ cho kết quả mong muốn.

Cây thiên lý giúp giảm đau nhức xương cốt

Việc sử dụng kết hợp giữa hoa thiên lý với các thực phẩm giàu đạm như thịt bò, gan, thịt lợn nạc,… mang lại tác dụng bất ngờ trong điều trị bệnh đau nhức xương cốt, bạn nên áp dụng.

 Cách thực hiện đơn giản như sau:

- Chuẩn bị lượng hoa, lá vừa đủ.

- Đem xào với thực phẩm đã chuẩn bị.

- Ăn cùng với cơm mỗi ngày sẽ giúp thuyên giảm các triệu chứng bệnh.

Tốt cho người bị vô sinh

Trong thiên lý chứa nhiều chất kẽm rất tốt trong quá trình điều trị bệnh yếu sinh lý, vô sinh ở nam giới. 

Cách thực hiện đơn giản như sau:

- Dùng khoảng 100 – 200g hoa thiên lý.

- Đem chế biến cùng với một số món ăn khác.

- Để phát huy công dụng của hoa cần chú ý, không xào, nấu quá chín làm mất dưỡng chất.

- Kiên trì sử dụng thường xuyên sẽ giúp cải thiện nhanh tình trạng bệnh.

Hỗ trợ giảm cân, làm đẹp

Thiên lý là loại thực phẩm chứa rất nhiều chất diệp lục, chất xơ nhưng lại rất ít calo. Chính vì vậy, với các chị em thiên lý được xem là thần dược làm đẹp, giảm cân nhanh chóng. 

Cách thực hiện lại vô cùng đơn giản, chỉ cần sử dụng thiên lý như những món ăn dân giã luộc, xào tái,… đều mang lại kết quả khá khả quan.

Những lưu ý khi sử dụng 

Từ những thông tin trên có thể thấy, cây thiên lý không chỉ mang lại tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe mà còn có công dụng hỗ trợ và điều trị bệnh. Tuy nhiên, để quá trình điều trị đạt hiệu quả, an toàn người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

- Thiên lý chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh chứ không có công dụng trị dứt điểm bệnh. Vì vậy, với những trường hợp bệnh nặng bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.

- Nên chọn, mua hoa, rau thiên lý đảm bảo tiêu chuẩn, an toàn thực phẩm, tránh tình trạng sử dụng hoa ngâm thuốc bảo vệ thực vật,…

- Người bệnh không nên sử dụng hoa thiên lý quá nhiều trong một thời gian dài, tránh tình trạng kích ứng ở một số trường hợp.

- Hoa thiên lý chỉ tốt khi xay nước uống, nấu canh, xào với một số thực phẩm. Do đó, người bệnh không không chiên hoa để sử dụng tránh những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

- Bên cạnh đó, người bệnh nên làm sạch, ngâm hoa với nước muối trước khi chế biến.

- Ngoài ra, người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập lành mạnh, khoa học. Nên uống đủ nước mỗi ngày, ăn những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin.

- Không quên luyện tập thể thao mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, thể lực cho chính mình.

- Từ bỏ các thói quen xấu gây hại cho sức khỏe như: Thức khuya, sử dụng chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá,…

Theo Tạp chí Đông y

comment Bình luận

largeer