Cây vân hương điều trị vô kinh, liệt nửa người và phong thấp

Trong Đông y có một vị thuốc mà mùi hương của nó có thể xua đuổi những con mọt sách, đó là “thư hương”. Không chỉ thế, theo kinh nghiệm dân gian thì rắn và các động vật ký sinh khi ngửi thấy mùi của cây thuốc này cũng chán ngán mà tránh xa. Ở Việt Nam, khi dùng làm thuốc, ta không gọi là thư hương mà dùng một cái tên khác phổ biến hơn, đó là “vân hương”.
06/07/2023 16:37

Vài nét về cây vân hương

Cây có tên khoa học là Ruta graveolens, thuộc họ Cam chanh.

Ngoài ra, cây còn được gọi bằng các tên khác như: Thất lý hương, hương thảo, vân hương thảo, tiểu hương mao thảo… 

Đặc điểm: Vân hương là loại thân thảo, cao chưa đến 1m, lá có màu xanh lục và có những chấm trong suốt trên phiến. Hoa vân hương có màu vàng lục, mọc thành ngù và có lá đài. Trong cây vân hương có tinh dầu, tanin, calcaloid và nhiều hoạt chất khác nên được dùng làm thuốc.

Ở nước ta, loài này mọc nhiều ở Sa Pa và Đà Lạt. Ngoài ra, ở nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia, Malaysia… cũng có loại cây này.

Cây vân hương điều trị vô kinh, liệt nửa người và phong thấp. Ảnh: Caythuoc.org

Cây vân hương điều trị vô kinh, liệt nửa người và phong thấp. Ảnh: Caythuoc.org

Công dụng làm thuốc của cây vân hương

Với vân hương thì ta dùng toàn cây làm thuốc (ngoại trừ rễ) và có thể dùng quanh năm, dùng tươi hay khô đều được (nếu dùng khô thì ta phơi âm can trong gió cho khô để tránh thất thoát tinh dầu). Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nếu dùng tinh dầu vân hương ở liều cao thì có thể bị ngộ độc.

Từ góc nhìn y học, vân hương có vị cay đắng, tính lạnh và có các công dụng sau:

- Hành khí, giảm đau.

- Hạ nhiệt, điều trị sốt.

- Giúp lợi đường tiết niệu.

- Hoạt huyết, tán ứ (nhưng làm cho kinh nguyệt chậm).

- Điều trị vô kinh.

- Dùng cho người bị tổn thương do đòn ngã.

- Giúp tiêu thũng, giải độc, làm ra mồ hôi.

- Giúp ăn ngon và điều trị đau vùng thượng vị.

- Giúp chống co thắt, điều trị phong thấp.

- Giúp các mạch máu khỏe hơn.

- Điều trị bệnh Hysteria.

- Điều trị liệt nửa người (ở châu Âu).

Liều lượng: Mỗi ngày, dùng từ 10 – 15g thuốc, nấu lấy nước uống trong ngày.

Bên cạnh đó, ta cũng có thể dùng vân hương điều trị ngứa da bằng cách tán bột và thoa lên.

Lưu ý khi dùng thuốc

Về liều lượng: Lưu ý không dùng quá liều vì có thể khiến người bệnh bị say và chóng mặt. Ngoài ra, việc dùng thuốc sai cách hoặc lạm dụng cũng có thể gây rong huyết và viêm ruột (vì trong cây có chất độc là metylnonylxeton).

Đối tượng cần tránh: Phụ nữ mang thai không nên dùng vì có thể bị hư thai. Bên cạnh đó, những người âm hư hỏa vượng cũng không nên dùng.

Phân biệt: Cây vân hương còn có tên gọi khác là cửu lý hương (nhưng khác với các cây khác cũng được gọi là cửu lý hương), hoặc hương thảo (nhưng khác với loài cây khác cũng có tên là hương thảo – có hoa màu xanh tím).

Các nghiên cứu về cây vân hương

Hoạt tính chống viêm: Theo tạp chí Journal of Ethnopharmacology, kết quả nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ cây vân hương có tác dụng ức chế đáng kể đối với một số chất trung gian gây viêm trên tế bào động vật.

Hoạt tính chống kết tập tiểu cầu: Theo tạp chí Journal of the Chinese Chemical Society, kết quả nghiên cứu cho thấy chiết xuất methanol từ rễ cây vân hương có nhiều hoạt chất giúp chống lại sự kết tập tiểu cầu và cũng chống lại các tế bào khối u (Hela, DLD, NCI và Hepa).

Hoạt tính chống sinh sản: Theo tạp chí Planta Medica, kết quả nghiên cứu trên chuột thí nghiệm cho thấy chiết xuất cloroform từ rễ, thân và lá của cây vân hương có tác dụng chống sinh sản đáng kể.

Theo Caythuoc.org

comment Bình luận

largeer