Những bài thuốc trị bệnh từ củ cải trắng (phần 3)
Theo ông Trần Văn Rum - Chuyên gia tư vấn cho bệnh nhân ung thư của nhóm "Chiến thắng ung thư", trong Đông y nhận định, củ cải trắng vị cay ngọt, tính mát, vào kinh phế vị. Có tác dụng kiện tỳ tiêu thực, hạ khí hóa đàm, hóa tích khoan trung, sinh tân giải độc. Trị đầy bụng, ăn không tiêu, viêm khí phế quản, ho nhiều đờm, khàn tiếng, khái huyết, nục huyết, đái tháo đường và hội chứng lỵ. Địa khô lâu có tác dụng lợi niệu, tiêu thũng, lưu thông hơi ở phổi. Chữa thủy thũng, viêm phổi, ngộ độc hơi than (oxyt carbon).
Trong phần 3 này, cùng tiếp tục tìm hiểu những công dụng tuyệt vời của loại rau củ này khi sử dụng trong chữa bệnh.
Bài thuốc 25: Nước ép củ cải trắng cần tây
Có tác dụng giảm cân đốt mỡ thừa cực kỳ hiệu quả.
Chuẩn bị: 1 củ cải trắng; 1 cây cần tây; Nước cốt ½ quả chanh.
Rửa sạch nguyên liệu và gọt vỏ. Sau khi củ cải và cần tây được cắt khúc thì bạn cho vào máy ép hoặc xay lọc bã. Cuối cùng, bổ sung thêm nước cốt chanh cho ly nước ép rồi uống liền.
Hoặc là:
Để giảm béo: Nên uống 50ml nước cốt hạt bưởi sau bữa ăn chính 1 tiếng đồng hồ, uống 2 lần trong ngày. Hãy dừng sử dụng ngay khi kết quả các xét nghiệm mỡ trong máu hoặc vấn đề tim mạch đã trở lại bình thường. Ngoài ra, hạt bưởi cũng có công dụng chữa táo bón rất hiệu quả.
Nên kiêng: Đồ uống có đường; Đồ nướng; Trái cây sấy khô bổ sung đường; Thịt chế biến sẵn; Bánh kẹo.
Bài thuốc 26: Nước ép củ cải trắng củ dền
Hiệu quả giảm cân và làm đẹp da.
Chuẩn bị: 1 củ cải trắng; 1 củ dền; Nước cốt ½ quả chanh.
Đem hai loại củ rửa sạch, để ráo nước rồi gọt vỏ, cắt khúc vừa ép. Sử dụng máy ép hoặc máy xay rồi lọc bã đều được. Khuấy tan cùng nước cốt chanh trước khi uống.
Nên kiêng: Đồ uống có đường; Đồ nướng; Trái cây sấy khô bổ sung đường; Thịt chế biến sẵn; Bánh kẹo.
Bài thuốc 27: Người đầy bụng không tiêu do ăn uống quá nhiều các loại bánh kẹo đường mỡ hoặc đái tháo đường
Chuẩn bị: Gạo tẻ 80-100g, củ cải 50g (thái lát) cùng đem nấu cháo, thêm chút muối rồi thưởng thức.
Hoặc là:
Chuẩn bị: 20g khổ sâm, sắc đặc uống mỗi ngày.
Chú ý: Phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em không nên sử dụng.
Bài thuốc 28: Suy nhược viêm khí phế quản, ho suyễn
Chuẩn bị: Thịt dê 100g; cá diếc 1 con; củ cải 60g; thêm gia vị thích hợp nấu canh hoặc lẩu, ăn nóng.
Bài thuốc 29: Đại tiện xuất huyết rỉ rả liên quan đến trĩ và uống rượu
Chuẩn bị: Củ cải 1 củ lấy cả lá và cuống, rửa sạch thái lát nấu nhừ, cho thêm nước gừng, bột gạo, dấm ăn, khuấy cho sôi để ấm rồi ăn.
Bài thuốc 30: Trị ngạt do khói than
Lấy củ cải hay cả cây cải tươi giã nát vắt lấy nước uống
Bài thuốc 31: Hen suyễn, viêm khí phế quản mạn tính, cảm sốt ho nhiều đờm
Chuẩn bị: Củ cải tươi hoặc luộc chín 500g, ép lấy nước, thêm đường phèn lượng thích hợp, uống ngày 1 lần.
Hoặc là:
Chuẩn bị: 15 gram xuyên tâm liên; 10 gram mỗi loại: Củ bách bộ, kim ngân hoa, củ mạch môn.
Tất cả dược liệu đều là khô.
Sắc với 1 lít nước và uống trong ngày. Dùng liên tục 1 tuần để đạt được kết quả trị liệu tốt.
Nên kiêng: Rượu; Hút thuốc; Thực phẩm có gas; Thực phẩm đông lạnh.
Bài thuốc 32: Hỗ trợ điều trị bệnh sỏi mật, hen suyễn, viêm khí phế quản mạn tính
Chuẩn bị: Củ cải phơi khô 50g, mật ong 30-50ml, trộn đều, ăn trong ngày.
Bài thuốc 33: Chữa rối loạn tiêu hóa (đau bụng, nôn, tiêu chảy, mệt lả)
Chuẩn bị: Củ cải 150g, cà rốt 150g, xương sườn lợn 200g (chặt khúc ngắn), gia vị. Ninh nhừ xương trước với muối, cho hai thứ vào sau, ninh tiếp. Ăn kèm rau cải cúc đã hấp chín (trước khi ăn cơm).
Hoặc là:
Chuẩn bị: Hoa nhài 10g; Vỏ quả lựu 10g; Cam thảo đất 16g
Tất cả rửa sạch cho vào sắc uống ngày 3 lần, uống liên tục trong 4 ngày sẽ ổn định đường tiêu hóa, không bị tiêu chảy nữa.
Ngoài ra cũng có thể lấy: 6g hoa nhài, 10g chè xanh, 3g thảo quả, 3g vỏ ổi. Cho vào sắc với 600ml nước đến khi còn 1/3 nước thì đem uống trong ngày sau bữa ăn, uống liên tục trong 3 ngày là bệnh tình sẽ khỏi hoàn toàn.
Nên kiêng: Kiêng thực phẩm nhiều dầu mỡ; Không ăn đồ ăn sống, tái; Tuyệt đối kiêng sữa và các chế phẩm từ sữa.
Bài thuốc 34: Trị đau do sỏi mật
Chuẩn bị: Củ cải tươi đem thái thành từng miếng dày, rồi đem tẩm cho thấm mật ong. Sau khi tẩm, đem sấy khô, dùng củ cải đã tẩm sấy này.
Hoặc là:
Chuẩn bị: Nhân trần 24g, mộc thông 12g, chi tử 9g, sinh địa 9g, điều linh 9g, xích thược 9g, ngũ linh chi 9g, long đởm thảo 9g, mộc hương 6g, sài hồ 6g, bột kê nội kim 3g (chia 2 lần nuốt uống). Ngày 1 thang, sắc uống.
Nên kiêng: Chất béo bão hòa; Thực phẩm chiên và chế biến.
Bài thuốc 35: Trị đau đầu do cao huyết áp
Chuẩn bị: Ép nước củ cải tươi uống lạnh.
Hoặc là:
Chuẩn bị: Cúc hoa 50g, ngân hoa 50g. Nếu người váng đầu thấy rõ thêm tang diệp 20g. Nếu người xơ cứng động mạch, cholesterol cao thêm sơn tra 20 - 40g.
Các vị thuốc trộn đều chia thành 4 phần. Mỗi phần dùng hãm với nước sôi 15 phút, dùng uống thay trà, hãm 2 lần, rồi thay thuốc khác (Thường sau 1 tuần triệu chứng đau đầu, choáng váng, mất ngủ bắt đầu giảm nhẹ, huyết áp giảm).
Nên kiêng: Tránh ăn mặn, cay, không ăn nội tạng động vật; Không nên uống rượu, bia hay trà đặc. Tuy nhiên, uống chè xanh thì lại tốt hơn nhiều.
Bài thuốc 36: Giúp tiêu cơm, tan đờm
Chuẩn bị: Củ cải trắng 250g, thịt lợn nạc 100g, bột gạo hoặc mì 250g, gừng, hành, muối, dầu vừa đủ. Củ cải thái chỉ, xào tái cùng thịt lợn (thái sợi), trộn làm nhân bánh. Làm chín bánh bằng cách hấp hoặc rán.
Bài thuốc 37: Trẻ nhỏ bị ho
Chuẩn bị: Lấy củ cải thái thành miếng mỏng, thả vào ngâm trong nước đường đặc vài ngày. Mỗi lần lấy ra một thìa nhỏ, pha thêm nước nóng cho trẻ uống.
Hoặc là:
Chuẩn bị: Sâm đại hành 100g, xạ can 50g. Sắc nước, cô đặc, pha thành 300ml sirô. Mỗi ngày uống 12 – 30ml sirô chia 3 lần tùy theo tuổi.
Nên kiêng: Không cho trẻ ăn đồ lạnh; Hạn chế cho con ăn đồ ngọt; Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ; Không cho trẻ ăn đậu phộng, hạt dưa, socola.
Chú ý:
- Những người bị hư tì vị thì nên hạn chế dùng củ cải trắng do nó có tính hàn.
- Không nên uống nước ép củ cải trắng vào buổi tối vì nó gây tiểu đêm nhiều.
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên chế biến củ cải chín rồi mới sử dụng, không nên dùng dạng sống vì gây tác dụng phụ cho thai nhi.
- Không nên lạm dụng nước ép củ cải trắng vì nó có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy.
- Những người bị các bệnh về đường ruột nên hạn chế sử dụng nước ép củ cải.
- Người đang sử dụng thuốc giãn mạch, thuốc huyết áp, thuốc chống đau nửa đầu
- Củ cải trắng kỵ với lê, táo, nho, cam.
- Không ăn củ cải trắng với nhân sâm, nấm và mộc nhĩ.
Lưu ý: Những bệnh nhân ung thư có thể vào trang cá nhân của ông Rum để tham khảo. Nếu cần thiết sẽ được chuyên gia tư vấn và kê toa hoàn toàn miễn phí.
Đối với những bệnh nhân nghèo, không có điều kiện để điều trị, có thể liên lạc với địa chỉ dưới đây để được bốc thuốc hoàn toàn miễn phí:
1. Trụ trì Chùa Pháp Tạng - Thầy Thích Trí Huệ (cũng là thầy thuốc).
Phòng thuốc nam từ thiện "Thiện Pháp"
Địa chỉ: C3/8 Lê Đình Chi, xã Lê Minh Xuân, Bình Chánh, T/P Hồ Chí Minh.
Điện thoại: ( 028 ) 3877 3777 - 0918.270.732 - 0912120412
2. Lương y: Nguyễn Văn Tư (còn gọi là Thầy Tư Ngoan) - Trưởng Phòng khám từ thiện Hương Sen.
Địa chỉ: 188 ấp Vĩnh Bảo, xã Vĩnh Hậu, huyện An Phú, tỉnh An Giang.
Điện thoại: 0976636304 - 0905931109
Phòng trọ miễn phí
1. Đối với bệnh nhân nghèo đến TP. HCM cần phòng trọ để lưu trú tạm thời trong thời gian khám chữa bệnh, chờ đợi điều trị bệnh thì có thể liên lạc với địa chỉ và số điện thoại dưới đây:
Địa chỉ: 23/4 đường Bình Trưng, Phường Bình Trưng Đông (địa bàn Quận 2 cũ), TP. Thủ Đức, TP. HCM.
Điều kiện được lưu trú: Gọi điện thoại trước vào số điện thoại 0933.002.899 (Dương) để kiểm tra tình trạng có giường trống hay không?
Bệnh nhân từ Ung Bướu Bình Thạnh hoặc Ung Bướu (chi nhánh 2), Bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2, Nhi Đồng thành phố, Bệnh viện Chợ Rẫy muốn tới nhà trọ nhưng bị hạn chế về phương tiện vui lòng gọi 0908.950.956 - anh Tân (chuyên hỗ trợ các chuyến xe 0 đồng cho bệnh nhân đi khám chữa bệnh).
Mỗi người đến lưu trú đem theo 1 căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân bản photo và bản chính để đối chiếu. Sổ khám bệnh hoặc hồ sơ khám bệnh hoặc giấy hẹn tái khám.
Lưu ý: Phòng trọ chỉ hỗ trợ người bệnh, người nuôi bệnh (thân nhân người bệnh). Không hỗ trợ các trường hợp khác vì không có khả năng.
Khu trọ có bếp nấu ăn chung. Mọi người có thể tự nấu ăn. Bếp có sẵn gạo, gia vị, một số thực phẩm cơ bản.
Góc sưu tầm tổng hợp và bổ sung
Ông Trần Văn Rum - Chuyên gia tư vấn cho bệnh nhân ung thư của nhóm "Chiến thắng ung thư"
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm